Chửa ngoài tử cung xét nghiệm máu là một trong những phương pháp giúp bác sĩ có thể chẩn đoán xem liệu chị em có bị thai ngoài tử cung hay không. Bên cạnh phương pháp này, chúng ta cũng cần thực hiện thêm các phương pháp khác nhằm đưa ra được kết luận bệnh chính xác, từ đó có sự điều trị, xử lý phù hợp.
Menu xem nhanh:
1. Định nghĩa khái niệm chỉ số beta HCG là gì?
Chỉ số beta HCG là một chỉ số đặc trưng khi phụ nữ có thai. Loại hormone này được tiết ra từ các tế bào được hình thành trong quá trình trứng và tinh trung gặp nhau, làm tổ, tạo thành phôi thai. Ở thời điểm này, chỉ số beta HCG đóng vai trò quan trọng trong việc báo hiệu rằng cơ thể người mẹ đã sẵn sàng cho việc làm tổ của phôi thai. Ngoài ra, chỉ số beta cũng là một trong những yếu tố gây ra tình trạng ốm nghén của chị em phụ nữ trong giai đoạn đầu mang thai.
Theo đó, chỉ số beta HCG là một cách thức phát hiện tình trạng có thai sớm ở người mẹ. Sau khoảng vài ngày khi trứng đã thụ tinh thành công, nồng độ beta HCG sẽ xuất hiện và có dấu hiệu tăng lên gấp 2 lần trong vòng mỗi 48 tiếng tới 72 tiếng. Nồng độ này sẽ tăng đỉnh điểm vào khoảng thai kỳ tuần thứ 8 cho tới tuần thứ 10, sau đó sẽ có dấu hiệu giảm dần và duy trì cho tới kết thúc thai kỳ.
2. Xác định việc có thai dựa vào chỉ số beta HCG?
Khi phụ nữ có thai, chỉ số beta HCG sẽ được tạo ra, một phần có trong máu và một phần thải ra bên ngoài thông qua đường nước tiểu. Do đó, khi muốn xác định xem phụ nữ có thai hay không thì bác sĩ hay chỉ định cho chị em phụ nữ xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu. Tình trạng có thai hay không sẽ được xác định qua các thông số của hai loại xét nghiệm này.
2.1. Khi xét nghiệm nước tiểu
Cơ chế của que thử thai cũng phát hiện có thai dựa trên cơ chế kiểm tra nồng độ beta HCG. Theo đó, chúng ta cần dựa vào cách đọc kết quả dưới đây để xem mình có thai hay không:
– Khi que hiển thị 1 vạch màu đỏ: điều này có nghĩa là chị em không có thai.
– Khi que hiển thị 2 vạch đỏ: điều này báo hiệu rằng chị em đã có thai. Độ đậm nhạt của vạch chứng tỏ rằng thai kỳ đang ở những tuần sớm hay chưa rõ ràng.
– Khi que không hiển thị vạch nào: có thể bạn đã sử dụng sai que thử thai. Không hiện vạch nào báo hiệu kết quả bị sai và cần kiểm tra lại.
Tuy nhiên, que thử thai kiểm tra nước tiểu chỉ giúp chị em xác định được xem mình có thai hay không, chứ không nhận biết được nồng độ beta HCG cao hay thấp. Do đó, chị em cần thực hiện thêm xét nghiệm máu.
2.2. Khi xét nghiệm máu
Thông qua việc thực hiện bước xét nghiệm máu, chị em sẽ biết được nồng độ beta HCG là bao nhiêu. Thông qua chỉ số này, chị em cũng xác định được việc có mang thai hay không của mình.
– Nếu nồng độ beta HCG dưới 5 IU/L: bạn không có thai.
– Nếu nồng độ beta HCG trên 25 IU/L: báo hiệu rằng bạn đã có thai.
– Nếu beta dao động trong khoảng 5 – 25 IU/L: chưa thể kết luận về tình trạng có thai. Chị em cần làm thêm các xét nghiệm khác hoặc cần theo dõi sau vài ngày.
3. Bệnh lý thai ngoài tử cung và chỉ số beta HCG
3.1. Chửa ngoài tử cung xét nghiệm máu có nồng độ beta là bao nhiêu?
Theo các bác sĩ sản khoa, nếu chị em gặp phải bệnh lý thai ngoài tử cung thì chỉ số beta HCG lúc này sẽ có xu hướng tăng chậm hơn so với khi mang thai bình thường (mang thai trong buồng tử cung). Lúc này, chị em cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được kiểm tra, thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán thai ngoài tử cung khi siêu âm không quan sát thấy có túi thai trong tử cung, đồng thời nồng độ beta tăng cao hơn 1500 IU/L (dao động khoảng 1500 – 2000 IU/L).
Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về việc chị em có bị thai ngoài tử cung hay không, thì các bác sĩ cần chỉ định cho bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm khác, đồng thời chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng mà bệnh nhân gặp phải. Một số dấu hiệu lâm sàng có thể là hậu quả của thai ngoài tử cung đó là:
– Hiện tượng đau bụng dưới đi kèm với xuất huyết âm đạo: khi chị em thấy xuất hiện hiện tượng đau vùng bụng dưới có kèm với chảy máu kéo dài thì khả năng cao chị em đã bị thai ngoài tử cung. Lúc này, chị em cần đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt trước khi thai ngoài tử cung bị vỡ ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
– Mệt mỏi kéo dài: chị em cần phân biệt các dấu hiệu ốm nghén bình thường với dấu hiệu mệt mỏi kéo dài khi bị thai ngoài tử cung.
3.2. Những biện pháp chẩn đoán khác bên cạnh xét nghiệm máu?
Bên cạnh việc xét nghiệm máu chúng ta còn có thể chẩn đoán bệnh lý thai ngoài tử cung bằng một số các phương pháp như sau:
– Siêu âm đầu dò qua đường âm đạo: việc siêu âm này giúp phát hiện được vị trí của khối thai ngoài tử cung, đồng thời cũng kiểm tra được kích thước cũng như độ nhiều ít của khối dịch.
– Phương pháp nội soi ổ bụng: đây cũng là một phương pháp có thể chẩn đoán chính xác tình trạng thai ngoài tử cung của bệnh nhân. Đồng thời phương pháp này còn giúp xác định vị trí mà phôi thai làm tổ. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ gây mê cho bệnh nhân, đồng thời tạo một lỗ nhỏ trên thành bụng để luồn uống nội soi vào bụng. Nếu trong trường hợp quan sát thấy có khối thai ngoài tử cung thì bác sĩ sẽ xử lý lấy khối thai.
Tùy vào mỗi tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sau đó sẽ chỉ định cho bệnh nhân biện pháp điều trị chửa ngoài tử cung phù hợp. Tuy nhiên, với bất cứ phương pháp nào đều đòi hỏi bệnh nhân có sự tuân thủ nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ, cũng như phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Sau khi điều trị thai ngoài tử cung xong, chị em phụ nữ cũng cần giữ gìn sức khỏe và thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ để tầm soát các biến chứng có thể xảy ra.
Liên hệ với tổng đài của Thu Cúc TCI để được đặt lịch thăm khám với bác sĩ nhanh nhất nhé!