Hiện nay rất nhiều các cặp vợ chồng thực hiện kế hoạch sinh con bằng phương pháp đặt vòng tránh thai. Đây là một phương pháp tương đối an toàn, hiệu quả và chi phí không quá cao. Tuy nhiên đối với các chị em đã sinh mổ thì việc đặt vòng tránh thai cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng. Phụ nữ sinh mổ có nên đặt vòng không?
Menu xem nhanh:
1. Phương pháp đặt vòng tránh thai
Để tránh việc mang thai ngoài ý muốn, nhiều mẹ bầu sau khi sinh đã lựa chọn các phương pháp tránh thai phù hợp. Ngoài sử dụng thuốc, bao cao su hay que cấy ngừa thai thì đặt vòng cũng là một trong những phương pháp đáng tin cậy.
Vòng tránh thai là một dụng cụ tránh thai tương đối nhỏ, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến hơn cả vẫn là nhựa. Vòng tránh thai được thiết kế để đặt sâu vào tử cung của người phụ nữ nhằm việc ngăn không cho tinh trùng gặp trứng, cũng như ngăn không cho trứng làm tổ ở tử cung để phát triển thành bào thai.
Vòng tránh thai có rất nhiều loại, thông dụng nhất là vòng tránh thai hình chữ T và vòng tránh thai hình cánh cung. Phương pháp đặt vòng tránh thai rất dễ dàng và có hiệu quả lên đến 99%. Tác dụng của phương pháp này có thể kéo dài từ 3 – 5 năm.
Việc đặt vòng tránh thai tương đối thoải mái, ít gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra phương pháp tránh thai này còn có tác dụng làm giảm lượng máu tiết ra khi hành kinh, giảm đau bụng, và hạn chế được nguy cơ bị u xơ tử cung, vv… đặc biệt đây là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn vì không ảnh hưởng đến chất lượng “cuộc yêu” của vợ chồng.
2. Sinh mổ có nên đặt vòng tránh thai không?
Đặt vòng tránh thai là biện pháp tránh thai khá thông dụng, tuy nhiên không phải bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể áp dụng biện pháp tránh thai này. Phụ nữ sau sinh sinh cần hết sức lưu ý về phương pháp này, đặc biệt với mẹ bầu sinh mổ.
Phụ nữ sinh mổ có nên đặt vòng không là câu hỏi nan giải mà nhiều chị em quan tâm. Tuy nhiên đặt vòng là phương pháp an toàn có thể áp dụng với cả các chị em sau khi mổ.
Bên cạnh đó, đặt vòng không phải một phương pháp an toàn tuyệt đối với các chị em trong những trường hợp sau:
Đối tượng đã từng bị nhiễm trùng sau khi phá thai.
Phụ nữ có các dị tật bẩm sinh nơi tử cung, biến dạng lòng tử cung do u xơ.
Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý khó trị ở các bộ phận sinh sản.
Phụ nữ bị viêm vùng xương chậu, đã từng hoặc đang mắc bệnh về đường tình dục.
Phụ nữ bị xuất huyết âm đạo thường xuyên mà vẫn chưa được chẩn đoán và điều trị
Đối tượng phụ nữ bị viêm cổ tử cung.
Ngoài những trường hợp đã kể trên, các chị em sau sinh mổ có sức khỏe bình thường có thể đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ thời gian quy định để đặt vòng sau sinh mổ và lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả.
Lời khuyên dành cho các chị em sau sinh mổ trước khi cân nhắc việc lựa chọn phương pháp đặt vòng tránh thai là hãy chú ý tới sức khỏe của mình và đến những cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và tư vấn về biện pháp tránh thai này.
3. Sau sinh mổ bao lâu thì nên đặt vòng tránh thai?
Sau khi sinh mổ, cơ thể chị em vẫn còn yếu, việc đặt vòng cần phải chờ đợi ít nhất 6 tháng để tử cung có thời gian hồi phục lại kích thước ban đầu. Khi mẹ đặt vòng quá sớm, cổ tử cung còn mở hoặc giãn rộng thì vòng tránh thai có khả năng sẽ bị tuột ra ngoài, mức độ tránh thai cũng sẽ bị hạn chế.
Như vậy phụ nữ sinh mổ hoàn toàn có thể đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, các mẹ phải chờ ít nhất 6 tháng sau khi sinh con mới tiến hành phương pháp đặt vòng để đảm bảo kết quả. Và quan trọng hơn là nên lựa chọn cơ sở uy tín để khám và kiểm tra trước khi đặt vòng tránh thai.
Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc với hệ thống cơ sở chất kỹ thuật hiện đại, đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa hàng đầu trong và ngoài nước, các chị em có thể yên tâm đến khám và kiểm tra để được nghe tư vấn về việc đặt vòng tránh thai sau sinh mổ.
Tin liên quan
- Sau sinh thường bao lâu thì đặt vòng
- Sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không
- Nên đặt vòng tránh thai hay cấy que