Chế độ ăn của mẹ bầu rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, các mẹ bầu khá cẩn thận trong việc ăn uống bất cứ thứ gì. Phụ nữ mang thai có nên ăn nhãn? Thắc mắc đó của các mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Menu xem nhanh:
1. Thành phần dinh dưỡng của nhãn
Nhãn là loại trái cây quen thuộc với người Việt Nam, dễ ăn và còn có thể nấu chè. Trong nhãn có chưa các thành phần dinh dưỡng như: protein, vitamin C, chất xơ, canxi, kali, chất béo,….
Như vậy có thể thấy nhãn có khá nhiều những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nhãn lại là thức quả nóng nên những người bị táo bón, cơ địa dễ nổi mụn,… thường hạn chế ăn loại quả này. Vậy phụ nữ mang thai có nên ăn nhãn? Thực tế, nếu bà bầu biết cách ăn và ăn nhãn vừa đủ sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho thai kỳ.
>> Tìm hiểu: Cách chữa táo bón khi mang thai
2. Lợi ích của nhãn với thai kỳ
2.1. Tăng cường thể lực cho bà bầu
Phụ nữ mang thai thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi và uể oải. Vì trong nhãn có chứa nhiều loại đường khác nhau như: glucose, sucrose có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi năng lượng. Do đó, ăn nhãn có thể cải thiện vấn đề này giúp mẹ bầu.
2.2. Cải thiện các bệnh về đường tiêu hóa
Có thể nhiều mẹ bầu chưa biết nhưng nhãn có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp. Đặc biệt là với những mẹ bầu trong thời kỳ nghén, hay buồn nôn, đầy hơi…thì có thể ăn nhãn vì trong nhãn có chứa chất béo và protein thực vật – có ích trong việc kích thích trao đổi chất
2.3. Cung cấp vitamin cho bà bầu
Trong nhãn có chứa các vitamin tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé, trong đó có vitamin C. Vì thế, ăn nhãn cung cấp vitamin một cách tự nhiên cho mẹ bầu.
3. Hướng dẫn bà bầu ăn nhãn đúng cách
Tuy ăn nhãn có thể mang lại những lợi ích như trên nhưng như đã nói, phụ nữ mang thai cần rất thận trọng trong việc ăn nhãn. Cụ thể, mẹ chỉ nên ăn khoảng 200 – 300g/ngày và không ăn liên tiếp nhiều ngày. Những mẹ bầu cao huyết áp, hay nóng trong cũng nên hạn chế ăn loại quả này. Còn mẹ có thể ăn nhãn trực tiếp hoặc tách hạt và nấu chè với hạt sen cũng rất bổ dưỡng.
4. Những loại trái cây tốt cho mẹ bầu
Mẹ bầu nên tham khảo thêm những loại trái cây khác cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai.
4.1. Chuối chín giúp điều trị ốm nghén cho bà bầu
Chuối chín có thể giúp khắc phục tình trạng ốm nghén khá hiệu quả. Ngoài ra, trong chuối có hàm lượng kali cao giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng phù nề, chuột rút khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ nhớ không ăn chuối khi đói nhé. Bà bầu nổi mẩn ngứa
4.2. Các loại quả giàu vitamin C
Các loại quả giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi…giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và cả thai nhi. Hơn nữa, thường những loại quả này có vị chua nên cũng được các mẹ bầu rất ưa thích khi đang ốm nghén.
4.3. Lựu giúp phát triển hệ xương cho thai nhi và làm đẹp da cho mẹ
Lựu không còn quá xa lạ với các mẹ bầu vì nó vừa giúp bảo vệ làn da của mẹ, ngăn ngừa tình trạng rạn da sau sinh. Ngoài ra, những dưỡng chất trong lựu còn rất tốt cho sự phát triển của hệ xương của thai nhi.
>> Gợi ý cách trị rạn da sau sinh TẠI ĐÂY.
4.4. Quả bơ giúp bổ sung các dưỡng chất mẹ bầu
Trong bơ có chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, kali…giúp phát triển hệ thần kinh và não bộ của trẻ một cách tối ưu. Nên đây là loại quả được khuyến khích ăn trong thời gian mang thai. Ngoài ra, quả bơ còn giúp kích thích khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng rất tốt, nên các mẹ bầu nên sử dụng loại quả này nhé.
Phụ nữ mang thai có nên ăn nhãn? Như vậy, mẹ bầu vẫn có thể ăn nhãn nhưng chỉ nên ăn với số lượng vừa phải. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung thêm những loại quả cũng rất tốt cho thai kỳ khác như trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.
Tin liên quan
- Mang thai có triệt lông được không
- Cách thử thai không cần que
- Nghén ngủ khi mang thai có tốt không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc