Hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới 6-15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vậy những chị em bị buồng trứng đa nang có mang thai được không? Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho chị em.
Menu xem nhanh:
1. Buồng trứng đa nang có con được không?
Nếu chị em được chẩn đoán mắc buồng trứng đa nang, việc mang thai sẽ khó khăn hơn. Và nếu mẹ bầu đang mang thai mà bị buồng trứng đa nang thì sẽ có nguy cơ bị biến chứng nhiều hơn trong thai kỳ, chuyển dạ và sinh nở.
Những mẹ bầu bị mắc buồng trứng đa nang có khả năng bị sảy thai cao gấp 3 lần so với những mẹ không bị. Các mẹ cũng có nguy cơ bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, sinh con lớn hơn và sinh non. Điều này có thể dẫn đến những khó khăn trong quá trình sinh thường hoặc sinh mổ.
Theo các nghiên cứu y khoa, buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh tại nữ giới, ảnh hưởng tới khoảng 5 triệu phụ nữ. Tuy nhiên, các chị em bị buồng trứng đa nang vẫn có thể mang thai. Có một số phương pháp điều trị để giúp chị em có con dù mắc căn bệnh này.
Hầu hết phụ nữ mắc buồng trứng đa nang có thể thụ thai khi thay đổi lối sống kết hợp với hỗ trợ của thuốc sinh sản.
2. Các phương pháp giúp người bị buồng trứng đa nang có thai
2.1. Giảm cân để cải thiện chu kỳ rụng trứng
Nhiều phụ nữ bị buồng trứng đa nang đi kèm với béo phì. Nguyên nhân là do buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến quá trình xử lý insulin của cơ thể khiến chị em tăng cân.
Một trong những lý do chính khiến phụ nữ bị buồng trứng đa nang không thể thụ thai là do họ không rụng trứng hoặc rụng trứng không thường xuyên. Những chị em bị buồng trứng đa nang kèm béo phì mức độ bệnh nghiêm trọng hơn, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài nhiều tháng.
Chị em chỉ cần giảm 5-10% trọng lượng hiện tại là đã có thể làm mới lại chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, giảm cân chỉ hỗ trợ quá trình thụ thai, chị em bị buồng trứng đa nang vẫn cần đến các loại thuốc hỗ trợ sinh sản.
2.2. Chế độ ăn uống, luyện tập cho người bị buồng trứng đa nang
Ăn uống lành mạnh thực sự rất quan trọng đối với phụ nữ bị buồng trứng đa nang. Một số nghiên cứu cho rằng chế độ ăn low-carb là tốt nhất cho những chị em bị bệnh này. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, protein và ăn ít đường. Chị em cũng cần tránh đồ ăn vặt, thực phẫm chế biễn sẵn.
Tham khảo bài đọc sau: Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18
Những mẹo ăn uống tốt cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang:
Ăn sáng nhiều, ăn tối ít hơn
Ăn nhiều protein và rau xanh
Nạp các loại carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.
Ăn các chất béo lành mạnh từ bơ, dầu oliu, các loại hạt.
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, chị em cần kết hợp tập luyện thể dục đều đặn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những chị em đi bộ nhanh thường xuyên và có chế độ ăn uống lành mạnh đã cải thiện được chu kỳ kinh nguyệt đến 50%.
2.3. Điều trị bằng metformin
Metformin là một loại thuốc điều trị tiểu đường được sử dụng đẻ kháng insulin. Đôi khi, bác sĩ sẽ kê thuốc này cho các chị em bị buồng trứng đa nang. Nó tương đối an toàn và có thể giúp chị em có thai.
Metformin giúp chị em:
Giảm cân
Giúp kinh nguyệt đều đặn
Nâng cao hiệu quả của một số loại thuốc hỗ trợ sinh sản.
Giảm tỷ lệ sảy thai
2.4. Điều trị bằng Clomid
Clomid là một loại thuốc hỗ trợ sinh sản, được sử dụng phổ biến nhất. Đây cũng là phương pháp điều trị phổ biến cho chị em mắc buồng trứng đa nang.
Rất nhiều chị em đã có thai nhờ thuốc này, nhưng có một số trường hợp lại kháng clomid.
2.5. Điều trị bằng Letrozole
Đây là một loại thuốc trị ung thư nhưng có thể dùng để kích thích rụng trứng đối với những chị em bị buồng trứng đa nang.
Các nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng phụ của nó tương đối nhẹ nên nếu được bác sĩ chỉ định dùng thuốc này, chị em cũng đừng lo lắng.
2.6. Thuốc Gonadotropins điều trị buồng trứng đa nang
Nếu dùng Clomid hoặc Letrozole đều không có tác dụng, chị em sẽ được cho dùng thuốc Gonadotropins dạng tiêm. Thuốc này là sự kết hợp của các loại hormone FSH, LH. Có nhiều thương hiệu như Gonal-F, Follistim, Ovidrel, Bravelle và Menopur mà chị em có thể bắt gặp.
Để tăng hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp thuốc dạng tiêm và dạng uống, hoặc dùng Gonadotropins kết hợp với IUI.
2.7. Thụ tinh trong ống nghiệm IVF hoặc trưởng thành trứng trong ống nghiệm IVM
Nếu gonadotropins không thành công, bước tiếp theo để giúp phụ nữ bị buồng trứng có thai là làm IVF hoặc IVM.
Trên đây là những thông tin về những biện pháp giúp chị em bị buồng trứng đa nang có thai. Nếu chị em còn thắc mắc gì, vui lòng liên hệ đến đường dây nóng của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 1900 55 88 92 để được hỗ trợ. thai sản trọn gói
Tin liên quan
- Tử cung nhi hóa có mang thai được không
- Rối loạn kinh nguyệt có thai được không
- Có thai ngoài tử cung thử que được không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc