Phẫu thuật thông tắc vòi trứng và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Phẫu thuật thông tắc vòi trứng hay còn gọi mổ thông tắc vòi trứng là một biện pháp hiệu quả nhằm điều trị tắc vòi trứng nhằm bảo toàn khả năng sinh sản. Vậy hiện nay có những hình thức phẫu thuật nào cũng như quy trình thực hiện của từng phương pháp ra sao, cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc vòi trứng

Vòi trứng hay còn biết đến với tên gọi ống dẫn trứng là một bộ phận có kích thước nhỏ, nhiều lông tua, đây cũng là nơi thực hiện nhiệm vụ làm đường di chuyển để tinh trùng gặp trứng và phát triển thành hợp tử.

Vòi trứng hay còn biết đến với tên gọi ống dẫn trứng là một bộ phận có kích thước nhỏ, nhiều lông tua, đây cũng là nơi thực hiện nhiệm vụ làm đường di chuyển để tinh trùng gặp trứng và phát triển thành hợp tử.

Vòi trứng có nhiệm vụ làm đường di chuyển để tinh trùng gặp trứng và để hợp tử di chuyển về tử cung

Tuy nhiên, khi vòi trứng bị tắc sẽ cản trở tinh trùng gặp trứng và gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Hoặc nếu trường hợp tinh trùng gặp trứng có xảy ra đi nữa thì hợp tử cũng khó có thể di chuyển vào tử cung làm tổ được, thay vào đó sẽ làm tổ ngay tại vòi trứng và gây nên hiện tượng chửa ngoài tử cung. Đây có thể nói là hiện tượng vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể gây ra tình trạng vỡ vòi trứng hay chảy máu ồ ạt vào bên trong ổ bụng… khiến cho sản phụ mất nhiều máu và có thể tử vong.

Theo các chuyên gia, tắc ống dẫn trứng có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:

– Phụ nữ có tiền sử nhiễm khuẩn vùng chậu hoặc vỡ ruột thừa, đã từng trải qua phẫu thuật ổ bụng.

– Phụ nữ mắc các bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục như: Bệnh lậu, nhiễm vi khuẩn Chlamydia… Các virus gây bệnh có thể khiến cho vùng tiểu khung viêm nhiễm, từ đó gây ra sẹo làm tắc ống dẫn trứng.

– Lạc nội mạc tử cung: Xảy ra khi các mô vốn phát triển trong lòng tử cung lại được tìm thấy ở bộ phận khác trong cơ thể như buồng trứng hay ống dẫn trứng.

2. Một số dấu hiệu nhận biết của tắc ống dẫn trứng

Tắc ống dẫn trứng rất khó để nhận biết sớm, tuy nhiên chị em cũng có thể phát hiện tình trạng này dựa vào một số dấu hiệu như:

– Rối loạn kinh nguyệt: Khi ống dẫn trứng bị tắc, lúc này buồng trứng cũng sẽ bị tổn thương khiến cho quá trình rụng trứng gặp khó khăn dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm: Lượng máu kinh tiết ra thất thường, lúc lại quá nhiều hoặc lúc lại quá ít, vòng kinh quá ngắn hoặc quá dài, thời gian hành kinh cũng có sự thay đổi.

– Đau lưng, đau bụng đi kèm cùng những biểu hiện như mệt mỏi, kiệt sức.

– Một số dấu hiệu khác: Đau khi quan hệ tình dục, mệt mỏi hoặc rối loạn tiêu hóa.

Đau bụng hoặc đau lưng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tắc vòi trứng

Đau bụng hoặc đau lưng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tắc vòi trứng

3. Trường hợp nào được chỉ định phẫu thuật?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp thông tắc vòi trứng khác nhau, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc chỉ định phẫu thuật. Việc áp dụng phương pháp nào còn phụ thuộc vào tình trạng tắc như: tắc một bên, tắc cả 2 bên hay mức độ nặng, nhẹ. Cụ thể, phẫu thuật thông tắc ống dẫn trứng chỉ được thực hiện đối với các bệnh nhân:

– Bị tắc ống dẫn trứng do viêm nhiễm, có nguy cơ mang thai ngoài dạ con.

– Vô sinh do tắc cả 1 hoặc 2 bên vòi trứng.

– Kết quả chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang phát hiện tình trạng vòi trứng chứa đầy mủ gây tắc.

– Phụ nữ muốn mở vòi trứng sau khi thắt nhằm tránh thai.

4. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay

Tắc ống dẫn trứng được chia thành 3 trường hợp là: tắc bên phải, tắc bên trái hay tắc cả 2 bên. Nếu chỉ tắc một bên thì cho dù khả năng thụ thai có khó hơn bình thường, nhưng bệnh nhân vẫn có thể mang thai tự nhiên. Ngược lại, trường hợp tắc cả 2 bên thì khả năng mang thai gần như là rất thấp, hoặc nếu có mang thai thì phần lớn sẽ là mang thai ngoài tử cung. Lúc này thì cần can thiệp phẫu thuật để điều trị, một số hình thức phẫu thuật thông tắc ống dẫn trứng thường được thực hiện bao gồm:

– Phẫu thuật nội soi ống dẫn trứng

Nội soi ống dẫn trứng áp dụng với những trường hợp bị tắc đoạn gần, đây cũng là trường hợp phổ biến nhất với tỷ lệ mắc 25% các bệnh lý về ống dẫn trứng. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đặt bộ phẫu thuật nội soi vào buồng tử cung để bóc, tách những vị trí bị dính, tắc ra. Tỷ lệ thành công của phương pháp này tương đối cao, lên tới 85%.

– Phẫu thuật nội soi tái tạo vòi trứng

Nội soi tái tạo vòi trứng áp dụng với trường hợp bị tắc đoạn xa. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ cắt bỏ những dải dây xung quanh ống dẫn trứng để cải thiện khả năng bất thường. Nhìn chung, phương pháp này thường mang lại hiệu quả cao với những trường hợp có tổn thương nhẹ.

– Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng

Trong trường hợp không thể tái tạo loa vòi đồng thời bệnh nhân có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao thì lúc này cần chỉ định phẫu thuật cắt ống dẫn trứng. Nếu như cả 2 bên ống dẫn trứng đều tổn thương thì sẽ phải cắt bỏ cả 2 bên.

Các hình thức phẫu thuật thông tắc vòi trứng phổ biến hiện nay bao gồm: Nội soi ống dẫn trứng, nội soi tái tạo vòi trứng, cắt ống dẫn trứng

Các hình thức phẫu thuật thông tắc vòi trứng phổ biến hiện nay bao gồm: Nội soi ống dẫn trứng, nội soi tái tạo vòi trứng, cắt ống dẫn trứng

Trên đây là những thông tin cần biết về phẫu thuật thông tắc vòi trứng. Tắc vòi trứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, chính vì vậy chị em cần chú ý điều trị ngay giai đoạn mới phát hiện thì việc điều trị sẽ nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital