Phẫu thuật chỉnh hình phanh môi má lưỡi sai giải phẫu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Nhiều trẻ khi sinh ra gặp dị tật dính phanh môi, má, lưỡi gây cản trở chức năng ăn, nhai, và phát âm. Tuy nhiên với phương pháp phẫu thuật chỉnh hình phanh môi má lưỡi sai giải phẫu bằng dao Plasma hiện đại tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, các chức năng được phục hồi nhanh chóng, trẻ được xuất viện ngay.

1. Phanh môi, má, lưỡi sai giải phẫu là như thế nào? Và khi nào cần phẫu thuật

Thực tế đây là một loại phẫu thuật rất đơn giản, giúp loại bỏ hoặc giảm sự căng các phanh trong miệng. Có 3 loại phanh chính trong miệng, bao gồm: phanh môi, phanh lưỡi và phanh má. Phanh má kết nối mặt trong của má với phần lợi ở phía trong các răng hàm, phanh lưỡi nối lưỡi và sàn miệng; Phanh môi trên nối phần bên trong môi trên với phần lợi ở trên 2 răng cửa trước. Đôi khi, sự liên kết quá mức có thể làm cản trở chức năng bình thường trong miệng như ăn, nhai, phát âm và trẻ cần phải phẫu thuật. 

1.1 Trẻ bị dính phanh má 

Khi chúng ta há miệng, hầu hết các phanh đều lộ ra, duy chỉ có phanh má là khó nhìn thấy khi há miệng bình thường. Tuy nhiên, khi bạn vén môi trên và môi dưới thì có thể nhìn thấy phanh má ở các răng sau. Phanh má hiếm khi gây ảnh hưởng hoặc khe thưa, do đó, ít khi có chỉ định phẫu thuật.

1.2 Trẻ bị dính phanh lưỡi

dính phanh lưỡi

Dính phanh lưỡi có thể làm cho trẻ khó ăn và khó phát âm.

Ở trẻ bình thường, phanh lưỡi bám vào khoảng ⅓ giữa ở mặt dưới của lưỡi. Ở một số trẻ bị dính nhẹ, phanh lưỡi bám ngay vào vị trí đầu lưỡi. Nếu trẻ vẫn có thể điều chỉnh, ăn và nói một cách bình thường thì không đáng lo ngại. Trường hợp nặng hơn là phanh lưỡi bám vào vượt quá đầu lưỡi thì khi đó trẻ cần được phẫu thuật để lưỡi có thể đảm nhiệm chức năng bình thường. 

1.3 Trẻ bị dính phanh môi

dính phanh môi

Dính phanh môi tạo thành khe thưa giữa 2 răng cửa của trẻ.

Phanh môi trên là dải cơ mảng bám từ mặt trong môi trên cho tới bề mặt lợi ở phía trên 2 răng cửa trước. Khi kéo môi lên chúng ta có thể nhìn thấy dải cơ này. Trẻ bị dính phanh môi trên là khi phanh môi bám cao, gần với vị trí giữa 2 răng cửa, thậm chí bám qua vị trí này, từ đó tạo ra khe hở lớn giữa 2 răng cửa hàm trên. 

Trong trường hợp phanh môi không gây đau, trẻ có thể chưa cần điều trị ngay mà chờ tới khi răng vĩnh viễn hàm trên mọc, bởi việc thay răng và mọc răng vĩnh viễn cũng có thể giúp đóng khe thưa này tự nhiên. Ngược lại, phanh không đóng kín được thì cần tới chỉnh nha cho trẻ. Nếu răng của trẻ xuất hiện khe thưa tái phát trở lại sau chỉnh nha, lúc này trẻ cần phải tiến hành phẫu thuật cắt phanh môi.

Phanh môi dưới của trẻ ít khi có hiện tượng khe thưa nên không cần phẫu thuật cắt bỏ.

2. Phẫu thuật chỉnh hình phanh môi má lưỡi sai giải phẫu tại Hệ thống TCI 

Phẫu thuật chỉnh hình phanh môi má lưỡi sai giải phẫu

Trẻ có thể được gây mê/tê tùy theo sự phối hợp của trẻ.

Phương pháp phẫu thuật chỉnh hình phanh môi, má, lưỡi sai giải phẫu được thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng tại Hệ thống TCI. Trường hợp được thực hiện phẫu thuật nhiều nhất đó là cắt phanh lưỡi, bởi tỷ lệ trẻ gặp dị tật này cao hơn và ảnh hưởng nhiều hơn tới việc bú, ăn, phát âm, tập nói. Hệ thống TCI áp dụng phương pháp cắt phanh lưỡi, môi bằng 2 phương pháp là cắt laser và dao plasma. Cả 2 phương pháp đều đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, đặc biệt dao Plasma có chức năng hàn những mạch máu nhỏ li ti, do vậy trẻ hầu như không bị chảy máu. Nhiệt độ của dao mổ Plasma rất thấp, khoảng từ 70-140 độ C, an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ. Thủ thuật này chỉ diễn ra khoảng vài phút, trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

2.1 Các bước thực hiện cắt thắng lưỡi, môi, má tại Thu Cúc

Bước 1: Trẻ được thăm khám và đánh giá mức độ dính phanh và chỉ định cắt nếu ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn, nói.

Bước 2: Trẻ được gây tê hoặc gây mê. Đối với trẻ càng lớn, ít khả năng phối hợp thì cần gây mê ngắn để bác sĩ dễ dàng thực hiện thao tác. Với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể giữ được bé thì có thể áp dụng phương pháp gây tê.

Bước 3: Dùng dao plasma hoặc laser để cắt các phanh bị dính

Bước 4: Theo dõi trẻ sau phẫu thuật tại viện. Trẻ được xuất viện ngay sau đó.

2.2 Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật

– Vết thương sau khi phẫu thuật sẽ lành hẳn trong vòng 1 vài tuần. Thời gian này, phụ huynh nên lưu ý một số điều trong chăm sóc trẻ như sau:

– Không cho trẻ ngậm, hoặc cắt các vật cứng, sắc, có thể gây chảy máu

– Không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng

– Cho trẻ uống thuốc theo bác sĩ kê đơn

– Sau phẫu thuật, bé cần được uống sữa, hay ăn đồ ăn mềm, lỏng và nguội

– Động viên bé uống nhiều nước để làm sạch miệng sau phẫu thuật

– Hướng dẫn bé vận động lưỡi, môi,  má giúp các vùng này di động tốt.

3. Tại sao nên chọn TCI để cắt phanh môi, má, lưỡi

phẫu thuật tại thu cúc

Hàng ngàn phụ huynh đã tin chọn Hệ thống Y tế Thu Cúc để phẫu thuật chỉnh hình phanh môi má lưỡi sai giải phẫu cho bé.

– Trực tiếp thực hiện là đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trong đó có Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – Bác sĩ, TTUT Dương Văn Tiến

– Áp dụng phương pháp phẫu thuật bằng dao plasma hiện đại, không gây đau, không gây chảy máu, và nhanh lành vết thương ở trẻ. 

– Thủ thuật nhanh, chỉ trong khoảng 5 phút

– Lượng thuốc mê được cân đối, tính toán cho phù hợp thời gian phẫu thuật nên rất ít, không gây hại cho trẻ

– Thanh toán bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, tiết kiệm chi phí 

– Không gian bệnh viện sang trọng, đạt chuẩn

– Dịch vụ chăm sóc y tế tận tâm

Phụ huynh quan tâm về dịch vụ, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital