Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung là một thủ thuật nằm trong thủ thuật cắt bỏ tử cung hoàn toàn hoặc riêng biệt do người bệnh mắc các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng như sa tử cung, chảy máu âm đạo kéo dài, u xơ tử cung ác tính,…
Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Những trường hợp cần phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung
- Chảy máu âm đạo không kiểm soát.
- Mắc ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc buồng trứng
- Có u xơ tử cung chèn ép toàn bộ tử cung và được chẩn đoán là u ác tính
- Bệnh viêm vùng chậu – tình trạng các cơ quan sinh sản bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Sa tử cung – tình trạng tử cung bị rơi xuống dưới khung xương chậu nhỏ, trường hợp nặng có thể thò ra bên ngoài âm đạo.
- Lạc nội mạc tử cung – một rối loạn trong đó lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển bên ngoài khoang tử cung, gây đau và chảy máu.
- Lạc nội mạc trong cơ tử cung – tình trạng mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện bên trong cơ của thành tử cung.
2. Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung thế nào?
Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung là một biện pháp nhằm đảm bảo tính mạng, duy trì sự sống cho người bệnh sau khi mắc một trong những bệnh lý nêu trên.
Quy trình thực hiện:
– Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết cho cuộc mổ, sau đó chuyển tới phòng chăm sóc tiền mê. Tại đây bệnh nhân được các y bác sĩ kiểm tra kỹ trước khi bắt đầu phẫu thuật.
– Tiến hành phẫu thuật trong hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều. Cắt bỏ cổ tử cung có thể được thực hiện bằng một trong những phương pháp sau, tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân:
– Cắt bỏ cổ tử cung vùng âm đạo: trong cắt bỏ tử cung vùng âm đạo, tử cung sẽ được loại bỏ qua một đường rạch nhỏ được tạo ra bên trong âm đạo. Vì không có vết cắt bên ngoài, do đó sẽ không để lại sẹo.
– Cắt bỏ tử cung nội soi ổ bụng: bác sĩ sẽ tạo ra một đường rạch nhỏ ngay dưới rốn và đưa vào một ống mềm (có gắn camera và nguồn sáng). Sau đó tạo ra thêm 3 – 4 vết rạch nhỏ, tiếp đến đưa các thiết bị cắt tử cung qua những vết rạch này và tiến hành cắt bỏ tử cung.
– Đóng vết mổ
– Bệnh nhân được chuyển về khu vực Điều trị để các nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc.
Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung ở cắt tử cung hoàn toàn, người bệnh không cần thực hiện xét nghiệm Pap hàng năm.
Trên đây là những thông tin về phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, điện thoại 1900 55 88 92.
Xem thêm
>> Nhân xơ tử cung ở thành sau nghĩa là sao?
> Nhân xơ tử cung nhỏ có cần điều trị không?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc