Ung thư vú là bệnh lý ung thư có khả năng phát triển và di căn nhanh, gây tử vong cao ở phụ nữ. Dưới đây là các dấu hiệu và cách tự kiểm tra giúp bạn phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh ung thư vú
1.1. Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là một trong ba bệnh lý ung thư thường gặp ở phụ nữ. Ung thư vú bắt nguồn từ các tế bào ác tính phát triển và tạo thành các khối u ở tuyến vú và thường được chia thành 2 nhóm:
– Ung thư vú chưa xâm lấn là khi tế bào ung thư vẫn còn nằm hoàn toàn trong ống dẫn sữa hoặc tiểu thùy. Lúc này, tế bào vẫn chưa thoát khỏi nơi phát triển đầu tiên. Trong đó, ung thư ống tuyến vú tại chỗ là loại thường gặp nhất của nhóm chưa xâm lấn.
– Ung thư vú xâm lấn là trường hợp các tế bào ung thư đã phát triển và xâm lấn sang các vị trí khác.Tế bào ung thư từ các ống hoặc tuyến vú sẽ phát triển trong mô vú, sau đó lan sang các hạch bạch huyết gần đó.
Ung thư vú chưa xâm lấn sẽ dễ dàng điều trị hơn và tiên lượng sống cao hơn khi mắc phải. Phát hiện và điều trị ung thư vú càng sớm thì tỷ lệ chữa trị thành công càng cao.
1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú
Nguyên nhân chính xác gây ra ung thư vú hiện vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra một số yếu tố làm tăng khả năng mắc căn bệnh này. Cụ thể:
– Di truyền: Trường hợp ung thư vú do di truyền ước tính khoảng 10% do đột biến ở hai gen BRCA1 và BRCA2.
– Tuổi tác: Phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng mắc bệnh càng cao.
– Môi trường: Những tác nhân từ môi trường như ô nhiễm, khói bụi, hóa chất,… làm tăng nguy cơ mắc ung thư nói chung và ung thư vú nói chung.
– Lối sống: Tình trạng thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu, hút thuốc và ít vận động cũng được xem là yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
– Khả năng miễn dịch của cơ thể: Hệ miễn dịch là cơ chế tự bảo vệ của cơ thế. Nếu hệ miễn dịch khỏe mạnh và hoạt động tốt thì nguy cơ mắc bệnh ung thư (bao gồm cả ung thư vú) sẽ được giảm thiểu.
Các yếu tố này không trực tiếp gây ra bệnh nhưng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người không tiếp xúc hoặc hạn chế tiếp xúc. Càng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trên trong thời gian dài thì nguy cơ mắc ung thư vú càng cao.
2. Dấu hiệu phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm
Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, những triệu chứng thường không rõ ràng để phát hiện. Các triệu chứng, dấu hiệu thường gặp nhất ở giai đoạn sớm mắc ung thư vú, bao gồm:
– Đau ở vùng ngực: Lúc này các khối u ác tính có kích thước khác nhau đã bắt đầu hình thành. Chúng có thể nằm đơn lẻ hoặc nằm rải rác trong các ống dẫn sữa hoặc phía sau núm vú, gây cảm giác đau, sưng và khó chịu ở ngực.
– Thay đổi ở da và núm vú: Da vú có thể dày lên và trở nên sần sùi hoặc trở nên căng mọng kèm theo đỏ, ngứa và gây đau đớn. Núm vú cũng có những thay đổi bất thường như: sưng đau, bị kéo tụt vào trong, tiết dịch núm vú có thể lẫn kèm cả máu. Đặc biệt, nếu các bất thường này xuất hiện ở một bên vú, bạn hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
– Sưng hoặc có khối u, hạch ở nách: Hạch bạch huyết là cơ chế tự bảo vệ của bản thân, có thể là nguyên nhân của bệnh cảm cúm, nhiễm trùng hoặc là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.
– Ngực bị sưng, đỏ: Nếu ngực trở nên nóng, ửng đỏ (thậm chí có màu tím), sưng đau bất thường thì rất có thể đây là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm vú hoặc ung thư vú dạng viêm.
Các triệu chứng ung thư vú giai đoạn sớm thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý tuyến vú thông thường. Do vậy, bạn nên khám tầm soát ung thư vú định kỳ để dễ phát hiện sớm ung thư vú.
3. Đối tượng và cách phát hiện sớm ung thư vú
3.1. Kiểm tra tầm soát ung thư – cách phát hiện ung thư vú sớm nhất
Việc kiểm tra phát hiện ung thư vú sớm có ý nghĩa quan trọng giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh, giảm ảnh hưởng tới sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể rà soát chính xác các tế bào ung thư vú. Một quy trình khám tầm soát phát hiện ung thư vú thông thường sẽ bao gồm:
– Khám lâm sàng
– Chụp nhũ ảnh hay chụp X-quang tuyến vú. Đây là phương pháp thường được áp dụng trong sàng lọc phát hiện các bệnh lý tuyến vú nói chung và ung thư vú nói riêng nhờ độ hiệu quả và đơn giản. Mặc dù vậy, kết quả của chụp nhũ ảnh hay chụp X-quang thường bị ảnh hưởng bởi độ dày của mô vú, kích thước và vị trí của khối u, nội tiết tố, máy móc xét nghiệm,…
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) vú. Đây là phương pháp được chỉ định làm phối hợp với chụp Xquang tuyến vú để sàng lọc ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao.
– Siêu âm vú: đây có thể coi là một phương pháp hiệu quả và đơn giản nhất, giúp bác sĩ dễ phát hiện và chẩn đoán ung thư vú giai đoạn đầu. Kết hợp cùng chụp nhũ ảnh, kết luận và độ chính xác của sàng lọc sẽ tăng lên đáng kể.
Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ khám sẽ đưa ra chỉ định cần thiết.
3.2. Đối tượng nào cần đi khám phát hiện ung thư vú?
– Phụ nữ từ 18 tuổi trở lên đang trong độ tuổi sinh đẻ nên tự khám vú thường xuyên và khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần.
– Phụ nữ từ 20 – 30 tuổi nên khám chuyên khoa 1 năm/ lần. Trên 30 tuổi nên khám chuyên khoa 6 tháng/lần và kiểm tra tầm soát ung thư vú tối thiểu là 1 năm/lần.
– Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú, có tiền sử mắc và điều trị ung thư vú: Nên đi thăm khám chuyên khoa và kiểm tra tầm soát ung thư vú định kỳ 6 tháng/lần.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú và những phương pháp giúp phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ. Tuy nhiên, kết quả chẩn đoán và chất lượng xét nghiệm phụ thuộc vào cơ sở y tế, trang thiết bị và bác sĩ thăm khám. Hãy lựa chọn các cơ sở uy tín, bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm và chuyên môn tốt để thăm khám và rà soát ung thư vú.
Tự hào là một trong những cơ sở y tế uy tín được chị em lựa chọn ghé thăm để bảo vệ sức khỏe của mình, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã và đang triển khai các gói tầm soát ung thư với đầy đủ danh mục để hỗ trợ việc phát hiện các bệnh lý ung thư phổ biến. Quy tụ đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm cùng công nghệ máy móc hiện đại, trang bị hệ thống trang thiết bị tân tiến, Thu Cúc TCI đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác.
Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra tầm soát ung thư là cách tốt nhất để phát hiện ung thư vú và có hướng điều trị phù hợp. Hãy chủ động thăm khám càng sớm càng tốt vì sức khỏe của bản thân bạn nhé!