Ung thư cổ tử cung phát hiện muộn sẽ gây ra nhiều hậu quả tới sức khỏe như vô sinh, suy thận, lỗ rò,… Do đó, dự phòng bệnh là điều cần thiết để ngăn ngừa các rủi ro trong tương lai, Đồng thời việc phát hiện ung thư cổ tử cung sớm giúp điều trị khỏi bệnh tới 90%.
Menu xem nhanh:
1. Gia tăng tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung
1.1. Hậu quả nặng nề khi phát hiện ung thư cổ tử cung muộn
Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) mỗi năm, nước ta ghi nhận số ca mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung vào khoảng:
– 4.132 ca mắc mới
– 2.223 ca tử vong (chiếm khoảng 54%)
Ung thư cổ tử cung là dạng u ác tính nguyên phát ở cổ tử cung, có thể xuất phát từ:
– Các tế bào biểu mô vảy
– Các tế bào biểu mô tuyến
– Hoặc các tế bào của mô đệm.
Tuy nhiên, hầu hết ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô, trong đó chủ yếu là ung thư biểu mô vảy. Các khối u này nhân lên một cách mất kiểm soát, xâm lấn và tác động đến các cơ quan xung quanh, hay gặp nhất là di căn đến:
– Phổi
– Gan
– Bàng quang
– Âm đạo
– Trực tràng
Hơn nữa, nếu phát hiện muộn thì sẽ phải cắt bỏ tử cung. Nhiều trường hợp rơi vào tình cảnh này khi cả chưa sinh con.
1.2. Vì sao nữ giới thường phát hiện ung thư cổ tử cung muộn?
Một điều đáng sợ của bệnh ung thư cổ tử cung là có thể không có triệu chứng nào rõ ràng ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng bộc lộ vào thời điểm này chỉ là thoáng qua, mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường khác. Do đó, hầu hết đều chủ quan và xem nhẹ các triệu chứng. Khi nữ giới không quan tâm tới những biểu hiện bất thường dù là nhỏ nhất thì sẽ tạo điều kiện cho mầm mống ung thư phát triển, tấn công sức khỏe một cách dữ dội hơn. Chỉ đến khi triệu chứng xuất hiện rõ ràng hơn thì khối tổn thương đã lớn và đã lan rộng.
Hơn nữa, cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều trường hợp phát hiện mắc bệnh khi chưa đến 30 tuổi. Tuy nhiên nếu nhận biết sớm các dấu hiệu, chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu.
2. Làm thế nào để có thể phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm?
Tiền ung thư cổ tử cung có thể phát hiện sớm và điều trị triệt để lên tới 90% nếu nữ giới chủ động tầm soát định kỳ. Khi tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm, nữ giới lần lượt thực hiện các bước sàng lọc thiết yếu bao gồm:
2.1. Khám lâm sàng ban đầu
Đây là bước khám đầu tiên trong quy trình sàng lọc ung thư. Với ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành khảo sát các thông tin liên quan đến bệnh lý như là:
– Tình trạng sức khỏe hiện tại
– Các dấu hiệu bất thường, có nghi ngờ đến ung thư cổ tử cung
– Tiền sử gia đình có mẹ, chị gái,… từng mắc ung thư hay không
Sau đó, nữ giới được kiểm tra phụ khoa. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng nguy cơ và chỉ định các danh mục kiểm tra tiếp theo.
2.2. Xét nghiệm
Xét nghiệm là một danh mục có ý nghĩa hỗ trợ trong việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Có 3 loại trong xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay:
– Xét nghiệm Thinprep
– Xét nghiệm Pap Smear
Dựa vào kết quả xét nghiệm thì bác sĩ sẽ nghi ngờ có hay không sự xuất hiện của dấu ấn ung thư. Để củng cố mối nghi ngờ này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm soi cổ tử cung và sinh thiết.
2.3. Soi cổ tử cung
Khi đi tầm soát ung thư cổ tử cung thì không thể thiếu danh mục soi cổ tử cung. Phương pháp này được tiến hành trong trường hợp thấy vùng khảo sát có tổn thương bất thường hoặc với nữ giới trên 40 tuổi.
Nhiều người còn e ngại với phương pháp này nhưng thực tế thì quy trình diễn ra rất đơn giản và đảm bảo an toàn. Lần lượt với các bước:
– Thay áo choàng và nằm lên bàn khám phụ khoa chuyên dụng, với tư thế dang rộng 2 chân.
– Bác sĩ lấy và dùng dụng cụ mỏ vịt để mở rộng khu vực âm đạo.
– Bác sĩ dùng tăm bông được thấm dung dịch lau vào cổ tử cung, âm đạo của người khám.
– Bác sĩ quan sát khu vực bên trong cổ tử cung qua máy soi được đặt bên ngoài âm đạo.
Để quá trình soi cổ tử cung diễn ra thuận lợi, có một số điều lưu ý sau:
– Thực hiện khi không có kinh nguyệt. Tốt nhất là thời điểm sau 4-5 ngày khi vừa hết kỳ kinh.
– Không quan hệ trước hôm khám từ 2-3 ngày.
– Không thụt rửa khu vực cần kiểm tra.
– Ngưng sử dụng viên đặt âm đạo 1 tuần trước đó, tính từ ngày khám.
2.4. Sinh thiết
Khi kết quả kiểm tra của những bước khám trước khiến bác sĩ nghi ngờ về sự xuất hiện ung thư cổ tử cung thì sinh thiết sẽ được thực hiện. Mục đích là nhằm xác định được tế bào tại khu vực khảo sát là lành tính hay ác tính. Từ đó kết luận đưa ra cuối cùng được củng cố, tối ưu chính xác.
3. Ai nên chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung?
Phụ nữ thuộc độ tuổi từ 30-50 tuổi có nguy cơ cao đối mặt với ung thư cổ tử cung. Đây là đối tượng được khuyến cáo đi tầm soát định kỳ để dự phòng cho bản thân càng sớm càng tốt. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, căn bệnh ác tính này có xu hướng trẻ hóa độ tuổi. Hiện nay đã ghi nhận nhiều trường hợp phát hiện mắc bệnh khi chỉ mới tròn độ tuổi 20-30. Do đó, ngoài đối tượng chính trên thì những người có yếu tố cao mắc ung thư cổ tử cung cũng cần tuân thủ lịch tầm soát định kỳ:
– Người có tiền sử gia đình mắc ung thư cổ tử cung, nhiễm HPV,…
– Người gặp phải những triệu chứng nghi ngờ ung thư cổ tử cung: sưng bất thường 1 bên chân, đau ở vùng chậu, chảy máu âm đạo và dịch âm đạo tiết ra bất thường,…
Việc tầm soát phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm giúp điều trị hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt có thể bảo tồn thiên chức làm mẹ thiêng liêng ở người phụ nữ. Chính vì vậy, chị em nên quan tâm tới bản thân nhiều hơn, không chỉ ở lối sống, ăn uống,… mà là thói quen thăm khám, sàng lọc ung thư ở các cơ sở y tế uy tín.