Để niềng răng hiệu quả và không xảy ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, ngoài việc lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín, bạn cần phải “nằm lòng” những lưu ý khi niềng răng.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin về niềng răng
Nếu người bệnh gặp phải những tình trạng như hô, móm, lộn xộn, thưa, sai khớp cắn….thì niềng răng là một trong những phương pháp có hiệu quả lâu dài được sử dụng để chỉnh hình lại. Với việc sử dụng các khí cụ nha khoa, răng dần dần về đúng vị trí trên cung hàm, đảm bảo tính thẩm mỹ và hạn chế được tối đa các bệnh lý răng miệng.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng cho người bệnh lựa chọn, phù hợp với tình trạng răng cũng như khả năng tài chính như: Niềng răng bằng mắc cài kim loại, niềng răng bằng mắc cài sứ, niềng răng bằng mắc cài nắp tự động, niềng răng mắc cài mặt trong và niềng răng trong suốt invisalign.
2. Những lưu ý khi niềng răng
2.1 Trước khi niềng răng
– Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín được nhiều bệnh nhân lựa chọn, có đội ngũ y bác sĩ uy tín và hệ thống trang thiết bị tân tiến.
– Nhờ nha sĩ tư vấn kỹ lưỡng các phương pháp niềng răng để lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng răng cũng như khả năng tài chính của bản thân.
– Điều trị dứt điểm các bệnh ý răng miệng trước khi niềng răng để không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện.
2.2 Trong khi niềng răng
– Tuân thủ chặt chẽ theo lịch tái khám định kỳ của bác sĩ.
– Không tự ý dùng lưỡi, vật khác tác động lên răng vì khi niềng thì răng đang di chuyển nên còn yếu.
– Đối với loại niềng răng trong suốt, bạn không nên lạm dụng tháo ra quá nhiều mà cần đeo tối thiểu 22h/ngày.
– Ăn những đồ lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, canh, súp….và tránh ăn những món cứng, dai hay sử dụng quá nhiều lực của răng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được khuyến cáo không nên ăn những thực phẩm có nhiều đường hay màu để tránh gây sâu răng cũng như bị biến đổi màu.
– Chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ vì khi có mắc cài, thức ăn dễ bị đọng lại và gây nên các bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, ngoài việc đánh răng thường xuyên và đúng cách, bạn nên kết hợp thêm một số biện pháp chăm sóc răng miệng khác như súc miệng nước muối, dùng tăm nước, chỉ nha khoa….
– Nếu gặp bất thường trong quá trình niềng răng (dị ứng với khí cụ, tuột mắc cài, dây cung chọc vào lợi…), cần liên hệ sớm với bác sĩ để được điều chỉnh và không ảnh hưởng đến liệu trình.
2.3 Sau khi niềng răng
– Đeo hàm duy trì theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để răng được ổn định sau khi đã di chuyển.
– Thăm khám nha khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
3. Niềng răng mất bao lâu?
Thông thường, quá trình niềng răng được chia làm 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1 (2 – 6 tháng): Răng được sắp xếp về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm.
– Giai đoạn 2 (3 – 6 tháng): Trục của các răng được điều chỉnh.
– Giai đoạn 3 (6 – 9 tháng): Khớp cắn được điều chỉnh, răng được đưa về vị trí cân bằng.
– Giai đoạn 4 (3 – 6 tháng): Duy trì răng được ổn định, giúp giữ khớp cắn được ở vị trí chuẩn và cố định.
Như vậy, thời gian niềng răng trung bình sẽ khoảng 14 tháng. Điều kiện để niềng răng trong khoảng thời gian này là: Khách hàng nằm trong độ tuổi từ 12 – 15, tỷ lệ khớp cắn sai lệch ít, tỷ lệ khuyết điểm răng không nghiêm trọng và không phải nhổ răng.
Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng như: Cơ sở nha khoa bạn lựa chọn có được nhiều khách hàng thăm khám và điều trị không? Độ tuổi bạn thực hiện niềng răng là bao nhiêu? Nha sĩ thực hiện cho bạn có tay nghề cao không? Hệ thống trang thiết bị máy móc, bộ khí cụ có đạt chuẩn và an toàn không?
Với bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ cho bạn những lưu ý khi niềng răng. Niềng răng không phải là một thủ thuật phức tạp, tuy nhiên người bệnh cần phải cân nhắc nhiều yếu tố để lựa chọn được cơ sở nha khoa phù hợp và đạt được kết quả như ý.