Hàn răng và bọc răng là hai phương pháp phổ biến trong điều trị răng sâu. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, mức độ tổn thương của răng, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp. Vậy trong trường hợp nào ta nên hàn răng và trường hợp nào ta nên bọc răng? Điều này sẽ được trả lời dựa trên những ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp.
Menu xem nhanh:
1. Kỹ thuật thực hiện hàn răng
Hán trám răng là một thủ thuật nha khoa thường được áp dụng để điều trị sâu răng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng những vật liệu nha khoa chuyên dụng. Thông thường, những vật liệu được sử dụng là Composite, Amalgam, … Những vật liệu này sẽ đắp lên một phần hay toàn phần vào vị trí răng bị sâu. Nhờ vậy, tính thẩm mỹ của hàm răng sẽ được lấy lại, nguy cơ bệnh lý tái phát được ngăn ngừa.
Hiện nay, loại vật liệu phổ biến hơn cả được lựa chọn là Composite. Điều này là bởi tính thẩm mỹ của Composite được đề cao hơn, giống với răng thật hơn. Cùng với đó, miếng trám làm từ vật liệu này chắc chắn, khó bong tróc và không gây nhiều ảnh hưởng tới cấu tạo của răng thật. Trong khi đó, Amalgam sẽ dễ bị đen răng hay thậm chí có nguy cơ gây dị ứng trong khoang miệng.
2. Kỹ thuật thực hiện bọc răng sứ
Phương pháp bọc răng sứ đem lại hiệu quả phục hình răng khá tốt. Đồng thời, việc thực hiện bọc răng cũng sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý răng miệng bị lan sang các răng khác. Thực hiện phương pháp này, bệnh nhân sẽ cần được mài bớt lớp răng thật của răng cần phục hình thành những cùi trụ nhỏ hơn. Điều này nhằm tạo sự nâng đỡ mão sứ được bọc ở bên trên. Nhờ vậy, tính thẩm mỹ của hàm răng vừa được đảm bảo, răng thật bên trong cũng được bảo vệ khỏi những tác động bệnh lý khác.
Trong trường hợp bị sâu răng ảnh hưởng tủy, bác sĩ sẽ cần thực hiện chữa tủy trước. Sau đó, bước bọc răng sứ mới được tiến hành để bảo vệ răng bên trong không hư hỏng. Với những răng cửa hoặc răng bên ngoài, dễ nhìn thấy, bệnh nhân nên lựa chọn sử dụng những loại răng sứ an toàn. Điển hình là các loại răng toàn sứ để có thể ngăn ngừa tình trạng bị đen viên nướu. Tuổi thọ của răng cũng sẽ cao hơn, chức năng ăn nhai vẫn được đảm bảo
3. Hàn răng và bọc răng, đâu là phương pháp tối ưu điều trị răng sâu
3.1 Hàn răng
Với những trường hợp răng mới bị sâu nhẹ và chưa có nhiều tổn thương, phương pháp hàn răng sẽ được chỉ định. Hàn trám răng sẽ giúp lấp các lỗ sâu sau khi đã được làm sạch. Nhờ vậy, phần răng còn lại sẽ được bảo tồn, phục hình răng, đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ.
Tuy nhiên, với một số trường hợp như răng bị sâu quá nặng, phương pháp hàn trám chưa phải một lựa chọn tối ưu. Khi đó, miếng trám răng sẽ dễ bị đổi màu hoặc bong bật ra trong quá trình ăn uống. Sau đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập lại, tấn công. Sâu răng sẽ tái phát, thậm chí mức độ bệnh có thể nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, khi răng bị sâu lại không điều trị kịp thời sẽ dễ an vào phần tủy, lây lan và có thể phá hủy những răng lân cận.
3.2 Bọc răng sứ
Bọc sứ cho răng sâu là cách cũng được nhiều người sử dụng. Cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng một mão sứ để chụp lên phần răng đã được mài cùi sẵn. Điều này giúp răng được phục hình lại đẹp hơn, bảo vệ răng tránh khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài. Như vậy, sự xâm nhập của những vi khuẩn gây sâu răng, gây bệnh khác cũng sẽ được hạn chế.
Những trường hợp nên thực hiện bọc răng sứ khi bị sâu răng:
– Tình trạng răng bị sâu nặng khiến nhiều phần răng đã bị vỡ, xuất hiện vết mẻ lớn. Trường hợp này không thể áp dụng điều trị bằng phương pháp hàn trám răng.
– Răng bị sâu là vị trí răng cửa hoặc răng cửa sâu bị vỡ nhiều gây ảnh hưởng tới cả tủy răng.
– Răng bị sâu kẽ, đặc biệt là vùng răng cửa.
– Răng bị sâu đã điều trị tủy.
Hiện nay, phương pháp bọc răng sứ được nhiều người công nhận là giải pháp hiệu quả trong điều trị răng sâu bên cạnh hàn trám răng. Điều này là bởi răng bị sâu sau khi đã điều trị tủy sẽ không còn tủy để có thể nuôi dưỡng răng. Sau một thời gian, răng sẽ dần bị sừng hóa, trở nên giòn, nhạy cảm và dễ nứt vỡ hơn.
Bọc răng sứ cho răng đã được điều trị tủy như đang tạo một lớp áo bảo vệ bên ngoài, cách ly răng với những tác nhân gây hại. Nhờ vậy, răng sẽ được hạn chế tối đa tình trạng bị hư hại. Đặc biệt, với ưu điểm nổi bật về tính thẩm mỹ, răng sứ sẽ đem đến cho người dùng những nụ cười luôn khỏe đẹp.
4. Chăm sóc răng sâu sau điều trị như thế nào?
Khi bị sâu răng, việc điều trị nha khoa là tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh việc nghĩ xem hàn răng và bọc răng đâu là phương pháp phù hợp hơn thì bệnh nhân nên tìm hiểu cả về cách chăm sóc răng sau khi đã được điều trị. Cụ thể:
– Thực hiện chải răng mỗi ngày 2-3 lần. Lưu ý khi chải răng cần thực hiện nhẹ nhàng. Chải răng theo chiều xoay tròn hoặc dọc để tránh mòn men răng. Kem đánh răng được sử dụng nên là loại có chứa Flour để hỗ trợ bảo vệ răng.
– Kết hợp đánh răng cùng với sử dụng chỉ nha khoa để hỗ trợ làm sạch, loại bỏ hết những cặn bẩn, thức ăn thừa còn mắc ở kẽ răng.
– Hạn chế sử dụng đồ ngọt, những món ăn chứa nhiều đường, đặc biệt là vào thời điểm buổi tối trước khi đi ngủ.
– Bổ sung vào khẩu phần ăn uống những nguồn giàu canxi. Canxi sẽ giúp tăng thêm sức đề kháng cho men răng, răng thêm chắc khoẻ.
– Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có tư vấn, chỉ định từ bác sĩ.
Qua bài viết, ta có thể thấy hàn răng và bọc răng đều có những ưu điểm riêng. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, hiệu quả không chỉ nằm ở kỹ thuật hàn răng và bọc răng của bác sĩ. Sau khi thực hiện, người bệnh nên chú ý chăm sóc cẩn thận. Ngoài ra, hãy thực hiện theo lời dặn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn.