Hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết những thứ cần chuẩn bị khi tiêm vacxin là gì? Để có được quá trình tiêm chủng thuận lợi, an toàn thì bạn hãy ghi nhớ ngay vài điều sau nhé.
Menu xem nhanh:
1. Tầm quan trọng của tiêm chủng sớm
Tiêm chủng vacxin là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tầm quan trọng của hoạt động này được thể hiện qua việc nhiều loại bệnh truyền nhiễm đã được kiểm soát tốt bằng vacxin. Đồng thời giúp phòng và ngăn ngừa quá trình lây lan của nhiều bệnh truyền nhiễm.
Việc tiêm phòng là cách đưa vacxin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật. Khi khả năng sản sinh kháng nguyên gia tăng sẽ chống lại sự hình thành, phát triển của một số bệnh. Các kháng thể này đóng vai trò vô cùng quan trọng, giống như một lá chắn bảo vệ sức khỏe khỏi sự tấn công, đe dọa của virus gây bệnh. Có thể nói sau khi tiêm vacxin thì cơ thể có khả năng chống lại virus gây bệnh trong thời gian dài.
1.1. Với mỗi cá nhân
Hiện nay chúng ta sống chung với rất nhiều virus, vi khuẩn vô hình và có thể nhiễm bệnh bất kỳ lúc nào. Có rất nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh với đa dạng đặc tính sinh tồn và phát triển khác nhau. Nếu không phát hiện sớm thì rất dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm và đe dọa tới tính mạng.
Dù là trẻ nhỏ hay người lớn thì cũng đều cần tiêm vaccine phòng bệnh. Tốt nhất nên tiêm đầy đủ các loại vacxin cần thiết ngay từ khi còn nhỏ. Nhờ vậy tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm giảm mạnh:
– Ho gà.
– Sởi.
– Viêm gan B.
– Viêm não Nhật Bản.
– Rubella.
– Quai bị.
– Và nhiều loại khác.
Khi sức khỏe thiết lập rào chắn bảo vệ ngay từ bé thì trẻ sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đảm bảo sức khỏe ổn định và hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Từ đó hạn chế sự ảnh hưởng tới thể chất cũng như trí não của trẻ. Bên cạnh đó, sau khi tiêm phòng thì trẻ giảm tránh được sự đối mặt với nguy cơ bị biến chứng, dị tật hoặc tử vong.
Tiêm chủng không chỉ có ý nghĩa đối với trẻ nhỏ mà người lớn cũng chủ động bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật. Nếu không may mắc bệnh, thì khả năng bệnh tiến triển nặng sẽ thấp, từ đó việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, khả năng phục hồi cao hơn. Như vậy, bạn vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí điều trị so với những người không tiêm phòng từ sớm.
1.2. Với toàn xã hội
Chủ động tiêm chủng không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mà còn với cả một cộng đồng. Tỷ lệ người mắc bệnh truyền nhiễm giảm đáng kể, từ đó chất lượng sức khỏe cộng đồng được cải thiện. Đồng thời giảm khả năng lây lan bệnh trong xã hội, mọi người đều hạn chế nguy cơ gặp biến chứng hoặc tử vong.
Khi phòng ngừa bệnh tốt thì thời gian và chi phí điều trị bệnh sẽ không có. Như thế mỗi người sẽ an tâm sinh sống và làm việc trong môi trường an toàn, khỏe mạnh.
2. Những thứ cần được chuẩn bị khi tiêm vacxin phòng bệnh
2.1. Tìm hiểu về vacxin – Top 1 những thứ cần chuẩn bị khi tiêm vacxin
Điều đầu tiên trong những thứ cần chuẩn bị trước khi đi tiêm phòng chính là tìm hiểu thật kỹ về loại vacxin mà bạn sẽ tiêm. Bạn có thể kiểm tra thông tin qua các trang web chính thống và đáng tin cậy.
Bạn cần hiểu rõ công dụng của vacxin và tác dụng phụ có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết thêm về các thông tin khác như: tiêm bao nhiêu mũi, thời gian tiêm nhắc lại,.. Điều này sẽ giúp bạn an tâm hơn khi hiểu rõ về loại vaccine định tiêm và các phản ứng sau tiêm nếu có.
2.2. Chuẩn bị giấy tờ và các thông tin cần thiết
Trước ngày tiêm, hãy chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như: căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế,… Tốt nhất là bạn nên hỏi cơ sở y tế mà bạn định tiêm yêu cầu cần những loại giấy tờ, thông tin gì để chuẩn bị đầy đủ nhất.
– Với trẻ em: Cha mẹ đưa trẻ đi tiêm cần mang theo sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang mà trẻ đang dùng để bác sĩ theo dõi và chỉ định tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.
– Với người lớn: Cung cấp thông tin chi tiết về tình hình sức khỏe mà bạn đang hoặc đã từng gặp phải. Bao gồm các bệnh mạn tính, bệnh lý tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó, liệt kê tất cả các loại thuốc (bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc tự mua và các loại thảo dược) bạn đang sử dụng hiện tại.
– Với phụ nữ: Nếu bạn đang mang thai, có kế hoạch mang thai hoặc cho con bú, hãy cho bác sĩ biết để đảm bảo trong quá trình thực hiện tiêm vacxin cũng như tuân thủ các hướng dẫn đặc biệt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thông báo về tình trạng kinh nguyệt và bất kỳ biện pháp kiểm soát sinh sản nào mà mình đang sử dụng. Nếu trước đây từng có phản ứng dị ứng với mũi tiêm phòng bệnh nào cũng cần báo lại với bác sĩ để nhận được hướng dẫn phù hợp.
2.3. Ăn uống đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái
Trước khi đi tiêm phòng, bạn nên ăn uống đầy đủ và đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng cần thiết. Không nên để bản thân ở trong tình trạng quá đói hoặc quá no vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sau khi tiêm.
Hơn nữa, một giấc ngủ ngon, đủ 7 – 8 tiếng vào đêm trước khi tiêm là vô cùng quan trọng. Khi ngủ ngon, cơ thể duy trì được sức khỏe tốt và tăng cường hệ miễn dịch hơn là tình trạng ngủ chập chờn, lo âu.
Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì một tinh thần thoải mái, lạc quan trước, trong và sau khi tiêm. Tâm trạng hồi hộp, lo âu sẽ chỉ càng gây khó khăn cho việc thực hiện và nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe sau khi tiêm xong.
2.4. Thời gian là một trong những thứ cần chuẩn bị khi tiêm vacxin
Thời gian thực hiện tiêm chủng có thể mất thời gian, bạn hãy dành thời gian thoải mái để không bị ảnh hưởng tới công việc cá nhân. Đặc biệt, sau khi tiêm xong, bạn cần nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn để theo dõi sức khỏe. Lúc này, nếu có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào thì cần tới bệnh viện kiểm tra và xử trí kịp thời.
Như vậy, trên đây là những thứ mà bạn cần chuẩn bị khi tiêm vacxin không thể bỏ qua. Với những ý nghĩa của việc chủ động tiêm phòng thì bạn đừng chần chừ, hãy xếp lịch đi tiêm phòng đầy đủ càng sớm càng tốt bạn nhé!