Những nguyên nhân gây khàn tiếng bạn nên cảnh giác

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Khàn tiếng là triệu chứng rất phổ biến, đặc biệt thường gặp ở những người có tần suất nói nhiều. Khàn tiếng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đơn giản đến rất nguy hiểm. Dưới đây là những nguyên nhân gây khàn tiếng phổ biến mà bạn cần biết.

Cơ chế phát âm của chúng ta là sự phối hợp đồng bộ từ hoạt động của phổi đến thanh quản, chuyển động lưỡi, môi, sự cộng hưởng âm thanh qua hệ thống mũi xoang, trong đó thanh quản có vai trọng rất quan trọng. Khi nói, cơ hoành và cơ lồng ngực hoạt động tạo một luồng không khí từ phổi đi lên, hai dây thanh rung động. Khi có bất kì tác nhân nào làm hai dây thanh rung động không đều hoặc khép không kín sẽ gây hậu quả khàn tiếng.

1. Một số nguyên nhân gây khàn tiếng

1.1. Nguyên nhân tiên phát

Những người có tần suất nói nhiều như giáo viên, MC, diễn giả, ca sĩ... thường gặp phải tình trạng khàn tiếng

Những người có tần suất nói nhiều như giáo viên, MC, diễn giả, ca sĩ… thường gặp phải tình trạng khàn tiếng

  • Nói quá nhiều: với những người làm công việc phải sử dụng giọng nói nhiều như ca sĩ, giáo viên, MC, diễn giả… tình trạng khàn giọng là rất dễ gặp. Để hạn chế tình trạng khàn tiếng hay mất giọng, các bác sĩ khuyên, nếu bạn sử dụng giọng nói trên 90 phút, bạn nên nghỉ khoảng 10 phút.
  • Acid trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những nguyên nhân xuất hiện chứng khàn tiếng
  • Polyp thanh quản: u nhỏ ở dây thanh nằm ở mặt trên trong lòng thanh quản. Tác hại của chúng là gây giọng khàn hoặc đổi giọng với trường hợp polyp có kích thước rất lớn
  • Bệnh nhân đặt nội khí quản
  • Viêm thanh quản cấp tính: là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần.
  • Viêm thanh quản mạn tính gây khàn tiếng kéo dài và không có xu hướng tự khỏi và phụ thuộc vào quá trình viêm thông thường không đặc hiệu…

1.2. Nguyên nhân thứ phát

  • Một số bệnh hệ thống như viêm khớp dạng thấp, gout, lupus đỏ hệ thống… cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân bị khàn giọng
  • Tổn thương thần kinh thanh quản do phẫu thuật tuyến giáp
Khàn tiếng cũng có thể do bệnh lý ác tính ung thư nên bạn cần cảnh giác

Khàn tiếng cũng có thể do bệnh lý ác tính ung thư nên bạn cần cảnh giác

  • Bệnh lý ác tính (ung thư): đây là một trong những nguyên nhân đặc biệt nguy hiểm bạn cần hết sức cảnh giác. Rất nhiều bệnh ung thư như ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản, ung thư phổi… có biểu hiện khàn tiếng dai dẳng. Bạn cần đặc biệt lưu ý nếu ngoài triệu chứng khàn tiếng kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn còn gặp phải những triệu chứng như khó nuốt, khó thở, đau tức ngực, xuất hiện hạch vùng cổ, đau cổ, ho khan…

2. Điều trị khàn tiếng như thế nào?

Hãy đến bệnh viện kiểm tra khi bạn có biểu hiện khàn tiếng dài ngày không khỏi

Hãy đến bệnh viện kiểm tra khi bạn có biểu hiện khàn tiếng dài ngày không khỏi

Việc điều trị khàn tiếng như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu thấy bất kì triệu chứng bất thường nào ở giọng nói, bạn cần đến ngay bệnh viện để khám chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, đặc biệt nếu có những biểu hiện nghi ngờ khàn tiếng do một số bệnh ung thư như ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản, ung thư phổi…

Với những trường hợp khàn tiếng kéo dài, người bệnh cần được tiến hành nội soi để kiểm tra tổn thương vùng họng, hai dây thanh…

Nguyên nhân gây khàn tiếng không phải lúc nào cũng “lành” như bạn tưởng. Vì vậy, nếu có bất kì biểu hiện bất thường nào trong giọng nói, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám chẩn đoán bệnh kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital