Khớp gối là một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất do bị toàn bộ phần trên cơ thể dồn áp lực xuống. Bệnh đau khớp gối gây cản trở sinh hoạt cũng như khả năng vận động của người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây đau mỏi khớp gối
Đau mỏi khớp gối thường do 2 nhóm nguyên nhân chính gây nên đó là do khớp gối bị tổn thương và do các bệnh lý:
1.1. Do đầu gối bị tổn thương
- Giãn dây chằng, đứt dây chằng: Việc dây chằng bị kéo căng quá quá mức cho phép dẫn đến tình trạng giãn dây chằng. Thậm chí, khi bị chấn thương mạnh hoặc có những hoạt động đột ngột vùng đầu gối có thể gây đứt dây chằng. Dây chằng bị giãn hay đứt đều gây đau nhức ở đầu gối.
- Rách gân: Tình trạng này thường xảy ra khi cơ không được khởi động trước khi thực hiện các động tác mạnh dễ khiến bị căng gân, căng cơ. Nếu để kéo dài sẽ làm cho các tia gân bị rách sẽ dẫn đến sưng viêm và kéo theo các cơn đau khớp gối
- Bị nhuyễn sụn ở xương bánh chè: Đây là hiện tượng xảy ra với người hay vận động nhiều vùng đầu gối, đặc biệt với những người thường phải chạy nhiều như vận động viên điền kinh.
- Viêm gân bánh chè: Xảy ra khi có các tổn thương ảnh hưởng đến phần dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển. Từ đó dẫn đến tình trạng đau khớp đầu gối.
1.2. Các bệnh gây đau đầu gối
- Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn làm giảm thiểu lượng dịch khớp. Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính, thường xuyên gặp ở người trung niên và người có tuổi. Thoái hóa khớp gối thường xuất hiện các biểu hiện như khớp gối kêu lục cục, răng rắc; đau mỏi đầu gối.
- Bệnh gout: Đối với người mắc bệnh gout đau khớp gối là một triệu chứng thường xuyên do các khối acid uric lắng đọng ở các khớp xương chèn ép dây thần kinh cảm giác, dẫn đến những cơn đau.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Là một bệnh tự miễn, thường gặp nhiều ở phụ nữ tuổi trung niên với các biểu hiện như cứng khớp buổi sáng, sưng đau các khớp. Tổn thương thường thường xảy ra ở vùng khuỷu tay hoặc gần khớp gối. Đối với viêm đa khớp dạng thấp thường có tính chất đối xứng ở các khớp nhỏ bàn tay, bàn chân, khớp gối, khuỷu. Vùng da và các tổ chức quanh khớp mềm, nóng do hiện tượng viêm.
2. Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị đau khớp gối
Người mắc bệnh đau khớp gối nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm như: đậu tương, hoa quả, cá và dầu cá,… Đồng thời nên tránh các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như: thịt, gluten trong lúa mì và sữa. Những thực phẩm này dễ làm bạn tăng cân, thịt đỏ là tác nhân có ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm khớp.
Đặc biệt, người bệnh cũng nên hạn chế ăn các loại thức ăn như: thịt chó, canh cua, chuối tiêu, các loại cà …
3. Một số biện pháp phòng đau khớp đầu gối
- Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
- Hoạt động thường xuyên, tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài.
- Tránh làm việc nguy hiểm, vận động nặng, đặc biệt là khi bạn bị chấn thương đầu gối trước đó.
- Với những người thừa cân, béo phì giảm cân vì thừa cân sẽ tăng áp lực lên gối gây nguy cơ viêm khớp.
- Luôn đi giầy chất lượng tốt. Giầy chạy và đi bộ cần thay sau 6 đến 9 tháng sử dụng.