Tuổi thọ của răng sứ phản ánh chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng của mỗi người. Những lưu ý sau khi bọc răng sứ dưới đây sẽ giúp mọi người biết cách chăm sóc răng miệng khoa học, giữ tuổi thọ răng sứ bền lâu.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là răng bọc sứ?
Một trong những kỹ thuật phục hình nha khoa rất được ưa chuộng hiện nay phải kể đến chính là bọc răng sứ. Bọc răng sứ được áp dụng nhằm khắc phục một số vấn đề về răng miệng như: Răng thưa, hở kẽ, răng lệch lạc, khấp khểnh, răng ngả màu, ố vàng… Nhờ kỹ thuật hiện đại, mọi người có thể sở hữu hàm răng trắng sáng, thẩm mỹ và nụ cười tự tin rạng ngời.
Hiện nay, có rất nhiều loại răng sứ được áp dụng để phục hình thẩm mỹ nha khoa như răng toàn sứ, răng sứ veneer… Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng để tạo diện tích gắn mão sứ lên trên. Kỹ thuật bọc răng sứ mang lại ưu điểm vượt trội trong việc giúp mọi người sở hữu nụ cười tự tin nhờ hàm răng đều đặn, màu sắc trắng sáng.
Đồng thời, bọc răng sứ còn giúp bảo vệ răng do phương pháp này không xâm lấn nhiều đến mô răng. Răng sứ không bị ố màu trong quá trình sử dụng, có thể áp dụng cho trường hợp răng bị ngả màu mà không thể khắc phục được bằng các phương pháp tẩy trắng truyền thống. Bên cạnh đó, răng sứ còn chắc chắn và có tuổi thọ cao vượt trội. Chất liệu răng sứ cao cấp, an toàn, thân thiện với sức khỏe răng miệng, không gây kích ứng hay làm ảnh hưởng tới nướu.
2. Trường hợp nên bọc sứ cho răng
Phương pháp bọc răng sứ thường được áp dụng cho những người gặp phải tình trạng:
– Răng sâu, gãy, sứt mẻ mà việc hàn trám không mang lại hiệu quả lâu dài.
– Răng sâu đã điều trị tủy rất dễ gãy vỡ cần bọc sứ để đảm bảo độ cứng, chắc chắn cho răng.
– Răng bị nhiễm màu nặng do dùng kháng sinh mà không thể tẩy trắng được.
– Răng khấp khểnh, không đều ở mức độ nhẹ có thể bọc sứ để tạo nên hàm răng đều.
– Răng thưa hở kẽ nhẹ cũng có thể bọc sứ để khắc phục tình trạng này…
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định tình trạng sức khỏe răng miệng của từng người để tư vấn phương pháp điều trị. Bọc sứ mang lại hàm răng thẩm mỹ nhưng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro trong trường hợp bọc không khoa học, không điều trị bệnh lý dứt điểm. Do vậy, bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn với bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao. Đối với tình trạng răng miệng mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu… bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho đến khi răng đã khỏe mạnh trở lại, đáp ứng các tiêu chí để có thể bọc sứ.
3. Những lưu ý sau khi bọc răng sứ
3.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Một kế hoạch vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ giúp bạn loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa trong khoang miệng mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe hàm răng trước các tác nhân gây ra những bệnh lý nguy hiểm. Để kéo dài tuổi thọ cho hàm răng sứ, mỗi người cần ý thức trong việc vệ sinh hằng ngày bằng việc:
– Đánh răng đều đặn với tần suất từ 2-3 lần mỗi ngày vào sau khi thức dậy, sau khi ăn khoảng 30 phút hoặc trước khi đi ngủ.
– Sử dụng bàn chải lông mềm, mảnh để đánh răng hằng ngày. Chải răng đều khắp các mặt, theo chiều từ trên xuống, từ trong ra ngoài.
– Vệ sinh mặt lưỡi bằng mặt chải lưỡi trên bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ thức ăn thừa bám trên lưỡi.
– Dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng – Nơi bàn chải khó có thể tiếp cận.
– Súc miệng sạch sau khi chải răng để vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khoang miệng.
– Sau khi đánh răng, vệ sinh lại bàn chải và các dụng cụ khác rồi để chúng ở những nơi sạch sẽ, khô ráo.
– Thay bàn chải thường xuyên khoảng 3 tháng một lần hoặc ngay khi thấy lông bàn chải bị xơ, gãy rụng…
3.2. Ăn uống với chế độ lành mạnh
Dù ở độ tuổi nào, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng luôn mang lại lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Để bảo vệ sức khỏe hàm răng sứ bền lâu theo thời gian, bạn cần:
– Uống đủ nước để cân bằng độ ẩm trong khoang miệng, đẩy lùi tác động có hại của axit trong thực phẩm và đồ uống sau khi ăn.
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp các vitamin thiết yếu cho sức khỏe của răng miệng.
– Hạn chế ăn đồ ngọt hoặc đồ ăn có tính axit để tránh làm hỏng men răng.
– Không hút thuốc, uống rượu bia hoặc đồ uống có chứa chất kích thích.
– Hạn chế ăn thực phẩm quá dai, cứng bởi chúng có thể gây đau răng, sứt mẻ răng hoặc làm tổn thương lợi.
– Lấy cao răng thường xuyên tại các cơ sở nha khoa uy tín để ngăn chặn vi khuẩn phát triển gây bệnh.
– Thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên 6 tháng/lần hoặc khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để chủ động phòng và điều trị sớm các bệnh lý nha khoa nếu có.
Chăm sóc răng sứ khoa học với những lưu ý quan trọng và hữu ích trên đây sẽ giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng đúng cách, kéo dài tuổi thọ hàm răng. Nhờ đó, bạn có thể sở hữu nụ cười tự tin rạng ngời bởi hàm răng chắc khỏe, trắng sáng và thẩm mỹ.