Sau phẫu thuật polyp mũi xoang, nhiều bệnh nhân không để tâm và khiến cho tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những lưu ý sau phẫu thuật polyp mũi xoang để các bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe nhé.
Menu xem nhanh:
1. Polyp mũi xoang là bệnh gì?
Polyp mũi xoang là tình trạng xảy ra ở lớp niêm mạc mũi và các xoang, nói một cách cụ thể hơn, đây là hậu quả của phản ứng viêm gây ra bởi viêm nhiễm vi khuẩn hoặc virus, đôi khi polyp cũng xuất phát từ nguyên nhân dị ứng, phản ứng với miễn dịch của cơ thể. Polyp mũi là bệnh lý có thể xảy ra với tất cả mọi người, nhưng sẽ gặp chủ yếu ở người trên 40 và trẻ em mắc cái bệnh lý như hen phế quản, viêm xoang mạn tính, sổ mũi và xơ nang phổi.
2. Chẩn đoán polyp mũi bằng phương pháp nào?
Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu khi khám mũi. Nếu xuất hiện khối u mềm, mọng, nhẵn bóng, màu sắc là hồng nhạt, thường ở ngách mũi giữa thì bệnh nhân đang mắc polyp mũi xoang. Nếu không chữa trị kịp thời và để bệnh diễn tiến nặng, polyp sẽ tụ lại thành khối hoặc khối, lấp kín phần hốc mũi, ló ra ở phần cửa mũi sau, có nguy cơ lan ra cả vòm. Nếu polyp mũi xoang hình thành do bệnh lý viêm xoang, bệnh nhân sẽ thấy xung quanh khối polyp có xuất hiện nhiều mủ bám vào, nhưng mặt polyp sẽ không bị hoại tử.
Ngoài polyp thường chúng ta hay gặp, có một số thể khác như:
– Polyp đơn độc Killian: Thể này chỉ có một khối polyp duy nhất, có thể mọc ra tại phần ngách mũi giữa, phần cuống mũi hoặc vách ngăn. Một triệu chứng duy nhất ở thể này là ngạt và tắc mũi.
– Polyp chảy máu: Loại polyp nay thường xuất hiện polyp ở vách ngăn, ở vùng điểm mạch Kisselbach, nên thường dễ gây ra chảy máu.
– Bệnh Woakes: Khi mắc bệnh này, polyp sẽ xuất hiện trong xoang sàng của cả 2 bên hốc mũi, khiến cho xương chính mũi bị biến dạng, gốc mũi sẽ bè rộng ra, bên cạnh đó rãnh mũi và mắt cũng theo đó bị đẩy phồng theo, từ đó khiến hai khóe trong mắt cách xa nhau hơn.
3. Phương pháp điều trị polyp mũi xoang
Bệnh nhân có thể được chỉ định một trong hai phương pháp: uống thuốc hoặc phẫu thuật.
3.1 Uống thuốc
Để điều trị được polyp mũi xoang nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid. Tác dụng của hoạt chất này là giúp giảm đi tình trạng viêm nhiễm, cải thiện được việc thông khí mũi, giúp teo nhỏ polyp. Ngoài ra, thuộc dạng xịt chứa steroid được khuyến cáo sử dụng nhiều hơn dạng viên uống vì có tác dụng phụ ít hơn rất nhiều.
3.2 Phẫu thuật
Nếu điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc không có hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện điều trị ngoại khoa. Đặc biệt, với những người bị xơ nang phổi mà polyp mũi có đề kháng với corticoid thì thực hiện phẫu thuật được coi là lựa chọn duy nhất. Tùy thuộc vào số lượng và vị trí của polyp, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ phần polyp đó hoặc phẫu thuật nội soi xoang.
4. Sau mổ polyp mũi cần lưu ý gì?
Sau khoảng 4 – 6 tuần, bệnh nhân sẽ phục hồi hẳn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý:
– Theo dõi 4 lần/ngày đầu sau phẫu thuật về tình trạng chảy máu, mạch, nhiệt độ và huyết áp.
– Nếu mất máu nhiều dẫn đến Hct < 25% thì cần truyền máu ngay.
– Theo chỉ định của bác sĩ, nên dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và histamin trong khoảng 5 ngày đầu.
– Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối biển sâu 2 lần/ngày sau phẫu thuật và 1 lần/ngày trong quá trình hồi phục.
– Nên cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể trong 7 ngày đầu, tránh tham gia các môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực, chỉ nên vận động nhẹ nhàng.
– Cố gắng uống thêm nước để tránh tình trạng mất nước.
– Tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn, ô nhiễm, khói bụi.
– Thực hiện tái khám theo đúng lịch bác sĩ chỉ định:
+ Tháng đầu: 1 tuần/lần/
+ Tháng 2, 3: Tái khám 1 lần/tháng.
+ Những tháng kế tiếp: 3 tháng/lần/.
Việc tái khám này sẽ được duy trì trong vòng 1 năm để đảm bảo không có bất thường xảy ra sau phẫu thuật cũng như có phương án xử lý kịp thời nếu có.
5. Chế độ dinh dưỡng sau mổ
5.1 Thực phẩm nên ăn
Để có thể nhanh hồi phục, người bệnh sẽ bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu vitamin, ngũ cốc, thực phẩm giàu Omega-3.
5.2 Thực phẩm nên tránh
Bên cạnh đó, sau khi phẫu thuật polyp mũi xoang, bệnh nhân cần tránh một số đồ ăn như: thịt đỏ, sữa và váng từ sữa, những đồ ăn cay nóng, thực phẩm hay đồ uống có chứa chất kích thích, đồ lạnh hay thực phẩm dễ gây dị ứng.
6. Phẫu thuật polyp mũi xoang tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Tại Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi mũi xoang để điều trị polyp mũi. Phương pháp phẫu thuật này của chúng tôi đã mang đến sự an tâm và trải nghiệm hài lòng cho hàng ngàn khách hàng với:
– Hình ảnh siêu nét, giúp bác sĩ quan sát được những hình ảnh sắc nét của vùng phẫu thuật.
– Công nghệ mổ nội soi giúp bảo tồn được niêm mạc lành và niêm mạc có thể phục hồi.
– Thao tác nhẹ nhàng, chính xác, giúp hạn chế chảy máu và tổn thương những mô lân cận.
– Thời gian lưu viện ngắn.
Hơn thế nữa, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc còn đạt danh hiệu top 5 bệnh viện tư và top 3 toàn bệnh viện tốt nhất thành phố Hà Nội khi sở hữu:
– Hệ thống trang thiết bị được nhập khẩu hoàn toàn từ Đức, Mỹ, Singapore,…
– Đội ngũ y bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm, xử lý hàng ngàn ca khó và nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh nhân.
– Những điều dưỡng tận tình và chu đáo, luôn quan tâm bệnh nhân như người nhà.
– Hình thức thanh toán tiết kiệm tối đa chi phí cho bệnh nhân: BHYT và bảo hiểm bảo lãnh.
– Rất nhiều tiện ích đến từ mô hình bệnh viện – khách sạn sang chảnh.
Để được tư vấn và giải đáp chi tiết thắc mắc, vui lòng gọi đến số hotline của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 1900 5588 92.