Những điều cần lưu ý cho người đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là một hội chứng có biểu hiện đặc trưng là đau lan dọc xuống phía dưới đùi theo rễ thần kinh thắt lưng và rễ thần kinh sống. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Để giảm triệu chứng của bệnh bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.  

Đau thần kinh tọa là một hội chứng có biểu hiện đặc trưng là đau lan dọc xuống phía dưới đùi theo rễ thần kinh thắt lưng và rễ thần kinh sống

Đau thần kinh tọa là một hội chứng có biểu hiện đặc trưng là đau lan dọc xuống phía dưới đùi theo rễ thần kinh thắt lưng và rễ thần kinh sống.

1. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân gây ra:

1.1. Thoát vị đĩa đệm

Đây là nguyên gây đau thần kinh tọa hàng đầu, khi đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống vùng thắt lưng gặp tổn thương hay lão hóa, nhân nhầy bên trong sẽ tràn ra ngoài bao xơ, chèn ép và dẫn đến đau dây thần kinh tọa.

1.2. Hẹp cột sống

Khi cột sống thoái hóa, lâu ngày sẽ làm hẹp ống tủy sống, tình trạng này tạo áp lực lên vùng hông, thường gặp ở những người trên 60 tuổi.

1.3. Chấn thương cột sống

Chấn thương vùng cột sống thắt lưng do các nguyên nhân như tai nạn, té ngã, va đập mạnh có thể khiến cột sống bị viêm nhiễm, xương rạn nứt, gãy vỡ, bao xơ đĩa đệm vỡ gây thoát vị đĩa đệm,… tác động lên dây thần kinh tọa.

1.4. Hội chứng đau cơ tháp chậu hông

Đau thần kinh tọa làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh

Đau thần kinh tọa làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh

Đây là triệu chứng hiếm gặp, hay còn gọi là hội chứng cơ hình quả lê. Cơ này nằm ở phần cột sống thắt lưng, nối với xương đùi, có nhiệm vụ cố định khớp háng và chi phối hoạt động của toàn vùng hông – đùi, nếu cơ bị co thắt sẽ dẫn đến chèn ép dây thần kinh tọa.

1.5. Khối u cột sống

Khi cột sống hay các dây thần kinh xuất hiện những khối u bất thường sẽ tạo áp lực và gây chèn ép các rễ thần kinh cột sống, nếu xảy ra ở vùng thắt lưng có thể làm tổn hại đến dây thần kinh tọa.

1.6. Một số nguyên nhân khác

Áp lực khi mang thai, biến chứng từ một số bệnh lý như tiểu đường, táo bón, tim mạch, cảm cúm, sốt rét,… đều có thể là nguyên nhân đau thần kinh tọa.

2. Những lưu ý cho người đau thần kinh tọa

  • Nếu như người bệnh mắc hội chứng đau thần kinh tọa thắt lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm đốt sống, gãy xương cột sống, lao,… cần khám sức khỏe định kì và phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời

  • Vào mùa đông, người bệnh cần mặc quần áo ấm vì thời tiết lạnh là thời điểm khó khăn đối với những người bị đau thần kinh tọa. Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin A, vitamin B, vitamin C, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, vận động nhẹ để co giãn các cơ..
  • Nên nằm nệm cứng, không mang vác vật nặng, bệnh nhân cần ngồi thẳng lưng, không gò lưng hay có những tư thế ngồi lệch xương sống.
  • Hạn chế đi giày, dép cao gót.
  • Để điều trị căn bệnh đau thần kinh tọa thắt lưng, thoái hóa khớp gối,bệnh nhân cần nghỉ ngơi tuyệt đối trong trường hợp nặng.Từng người thì có những phương pháp điều trị phù hợp khác nhau. Bên cạnh đó có thể áp dụng phương pháp trị liệu như: kéo dãn cột sống, nắn cột sống, vận động nhẹ,… đồng thời tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Trong cơn đau dữ dội, người bệnh cần phải nằm im, tránh cử động hoặc đấm bóp, xoa bóp vào chỗ đau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital