Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu là một trong những bệnh lý gan phổ biến hiện nay, liên quan đến tình trạng tích tụ mỡ gây viêm gan mà không do ảnh hưởng của rượu bia. Đây là bệnh lý có thể tiến triển âm thầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh thường gặp ở những người thừa cân, béo phì, tiểu đường type 2 và những người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc thậm chí ung thư gan. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm gan nhiễm mỡ này bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh gì?
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-Alcoholic Steatohepatitis – NASH) là một dạng bệnh lý gan nhiễm mỡ tiến triển, đặc trưng bởi sự tích tụ mỡ trong gan kèm theo viêm và tổn thương tế bào gan. Bệnh có thể phát triển thành xơ hóa gan, xơ gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan nếu không được kiểm soát đúng cách.
1.1. Sự khác biệt giữa gan nhiễm mỡ không do rượu và gan nhiễm mỡ do rượu
Đều liên quan đến tình trạng tích tụ mỡ trong gan, nhưng 2 loại gan nhiễm mỡ này có nguyên nhân hình thành khác nhau:
– Gan nhiễm mỡ do rượu: Xuất phát từ việc sử dụng rượu bia quá mức, khiến gan phải làm việc quá tải để chuyển hóa chất cồn, gây tổn thương tế bào gan.
– Gan nhiễm mỡ không do rượu: Không liên quan đến việc uống rượu mà chủ yếu do rối loạn chuyển hóa, béo phì và lối sống không lành mạnh.

Viêm gan nhiễm mỡ có thể không liên quan đến việc uống bia rượu.
1.2. Các giai đoạn phát triển của gan nhiễm mỡ không do rượu
NASH là giai đoạn thứ 2 trong 4 giai đoạn phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu:
– Gan nhiễm mỡ đơn thuần: Mỡ tích tụ trong gan nhưng chưa gây viêm hay tổn thương nghiêm trọng.
– Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH): Xuất hiện tình trạng viêm và tổn thương tế bào gan.
– Xơ hóa gan: Mô sẹo bắt đầu hình thành, ảnh hưởng đến chức năng gan.
– Xơ gan: Gan bị tổn thương nghiêm trọng, chức năng gan suy giảm đáng kể, có thể dẫn đến suy gan hoặc ung thư gan.
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
Có nhiều yếu tố góp phần gây ra viêm gan nhiễm mỡ ngoài rượu, chủ yếu liên quan đến rối loạn chuyển hóa và thói quen sinh hoạt.
2.1. Tình trạng béo phì và rối loạn chuyển hóa
– Béo phì làm tăng tích tụ mỡ trong gan, là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh.
– Hội chứng chuyển hóa bao gồm tiểu đường type 2, huyết áp cao và rối loạn lipid máu cũng có liên quan chặt chẽ đến bệnh lý này.
2.2. Chế độ ăn uống không lành mạnh
– Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường, tinh bột tinh chế và chất béo bão hòa làm tăng tích tụ mỡ trong gan.
– Thói quen ăn uống không cân đối, ít rau xanh, thiếu chất xơ cũng là yếu tố góp phần gây bệnh.
2.3. Lối sống ít vận động
Thiếu hoạt động thể chất làm giảm quá trình chuyển hóa chất béo, dẫn đến tích tụ mỡ trong gan.
2.4. Yếu tố di truyền
Một số nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng yếu tố di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt trong các gia đình có tiền sử bệnh gan nhiễm mỡ.

Mệt mỏi, đau nhức vùng gan có thể là triệu chứng cảnh báo viêm gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh lý gan mật khác.
3. Triệu chứng và biến chứng của viêm gan nhiễm mỡ
3.1. Triệu chứng thường gặp
– Cảm giác mệt mỏi, chán ăn và tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân.
– Đau âm ỉ vùng hạ sườn phải.
– Vàng da, vàng mắt trong trường hợp bệnh tiến triển nặng.
3.2. Biến chứng nguy hiểm
– Xơ gan: Khi mô gan bị tổn thương nghiêm trọng, chức năng gan suy giảm.
– Ung thư gan: Một số bệnh nhân bị viêm gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành ung thư gan.
4. Chẩn đoán và phương pháp điều trị viêm gan nhiễm mỡ
4.1. Các phương pháp thường dùng để chẩn đoán viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
Việc chẩn đoán viêm gan nhiễm mỡ thường dựa trên nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu và sinh thiết gan để đánh giá mức độ tổn thương gan. Dưới đây là các phương pháp phổ biến:
Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm gan hay siêu âm đàn hồi mô gan là những phương pháp phổ biến nhất để phát hiện gan nhiễm mỡ cũng như mức độ tổn thương, xơ hóa của gan. Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc CT scan có thể được sử dụng trong những trường hợp cần đánh giá chi tiết hơn về mức độ tổn thương gan.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp đánh giá chức năng gan và mức độ tổn thương tế bào gan thông qua các chỉ số men gan:
– ALT (Alanine Aminotransferase) và AST (Aspartate Aminotransferase): Đây là hai enzym quan trọng phản ánh tình trạng tổn thương gan. Khi gan bị viêm hoặc tổn thương, nồng độ ALT và AST trong máu tăng lên. Ở bệnh nhân bị viêm gan nhiễm mỡ, ALT thường cao hơn AST, nhưng trong các giai đoạn tiến triển nặng, tỷ lệ này có thể thay đổi.
– GGT (Gamma-Glutamyl Transferase): Chỉ số này có thể tăng trong trường hợp gan bị nhiễm mỡ hoặc tổn thương do viêm.
– Chỉ số sinh hóa khác: Bệnh nhân NASH thường có rối loạn chuyển hóa như tăng đường huyết, tăng triglyceride, LDL-cholesterol và giảm HDL-cholesterol.
Sinh thiết gan
Sinh thiết giúp xác định chính xác mức độ nhiễm mỡ, viêm và tổn thương tế bào gan, đồng thời phân biệt giữa gan nhiễm mỡ đơn thuần (NAFL) và gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), từ đó giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Việc điều trị viêm gan nhiễm mỡ cần được thực hiện tại chuyên khoa Gan mật uy tín với bác sĩ giỏi và phác đồ tối ưu.
4.2. Hướng điều trị hiệu quả
– Thay đổi lối sống: Giảm cân hợp lý, áp dụng chế độ ăn uống khoa học và tăng cường vận động.
– Sử dụng thuốc (trong trường hợp cần thiết): Một số thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm và chuyển hóa mỡ trong gan.
4.3 Điều trị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu ở đâu?
Chuyên khoa Gan mật Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín trong điều trị viêm gan nhiễm mỡ, bảo vệ sức khỏe gan toàn diện nhờ:
– Đội ngũ bác sĩ giỏi: Các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực gan mật, giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
– Trang thiết bị hiện đại: Ứng dụng các công nghệ chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, đặc biệt là máy siêu âm gan, máy đo đàn hồi mô gan thế hệ mới giúp đánh giá chính xác mức độ tổn thương gan.
– Phác đồ điều trị cá nhân hóa: Dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để tối ưu hiệu quả điều trị.
– Chế độ chăm sóc toàn diện: Bệnh nhân được theo dõi sát sao, hướng dẫn chế độ ăn uống, tập luyện giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Như vậy, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu là một bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm nếu không được điều sớm và đúng hướng. Để kiểm soát căn bệnh này cần một phác đồ phù hợp bao gồm việc dùng thuốc với sự giám sát của chuyên gia kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Hãy chủ động thăm khám khi có các triệu chứng nghi ngờ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.