Vắc xin uốn ván bảo vệ con người khỏi trực khuẩn uốn ván, đã được Bộ Y tế khuyến cáo tất cả mọi người nên thực hiện tiêm chủng đầy đủ khi đủ tuổi và có nguy cơ lây nhiễm. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về vắc xin phòng uốn ván và những thông tin hữu ích xoay quanh loại vắc xin này.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao bị lây nhiễm bệnh uốn ván?
Bệnh uốn ván có nguyên nhân do nhiễm trùng gây ra. Bệnh khởi phát do trực khuẩn uốn ván xâm nhập thông quan các chấn thương như trầy xước, vết thương hở. Khi vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào vết thương, nó gây nhiễm trùng và tạo ra độc tố tetanus. Trẻ em sơ sinh chưa đủ tuổi tiêm phòng hoặc chưa được tiêm đủ số mũi theo phác đồ của Bộ Y tế là đối tượng dễ bị tổn thương nếu mắc bệnh.
Đôi khi, bệnh uốn ván cũng có thể xuất hiện sau các ca sinh nở ở nơi thiếu điều kiện y tế, trang thiết bị cơ sở vật chất. Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn do vi khuẩn có thể xâm nhập trong quá trình sử dụng dụng cụ y tế không được tiệt trùng để cắt dây rốn.
Để phòng ngừa bệnh uốn ván, việc tiêm phòng đầy đủ là rất quan trọng. Ngoài ra, việc làm sạch, sát khuẩn vết thương kỹ càng, sát trùng đúng cách cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
2. Ưu điểm của vắc xin uốn ván
Tiêm vắc xin uốn ván được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả được Bộ Y tế khuyến nghị, với hiệu suất lên đến 95% nếu bạn tuân thủ đủ liều và lịch tiêm.
Vacxin uốn ván khá “lành tính”, đây là 1 trong số ít loại vắc xin được cấp phép sử dụng cho phụ nữ mang thai. Việc tiêm ngừa uốn ván mang lại lợi ích quan trọng cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh bằng cách tạo kháng thể được truyền từ mẹ sang con, giúp bảo vệ cả hai trong quá trình chuyển dạ, sinh nở.
Đối với những người đã tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván theo phác đồ, nếu không may tiếp xúc với nguồn lây bệnh sẽ được bảo vệ hiệu quả. Nếu có những biểu hiện, triệu chứng mắc bệnh cũng sẽ nhẹ hơn so với người chưa tiêm. Đi kèm với đó là các biến chứng của bệnh uốn ván cũng giảm theo, không gây nguy hiểm tính mạng.
3. Đối tượng nào dễ bị mắc bệnh uốn ván?
Trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng đầu tiên dễ bị mắc bệnh uốn ván. Tiêm phòng uốn ván chỉ được thực hiện khi trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. Tức là khoảng thời gian từ 0 – dưới 2 tháng tuổi trẻ sẽ chưa có kháng nguyên bảo vệ bản thân trước căn bệnh này. Vì thế, nếu người mẹ tiêm đủ liều vắc xin uốn ván trong thai kì sẽ cung cấp được kháng nguyên sang cho con trong lúc chờ đủ tuổi tiêm chủng.
Đối với người lớn, có những nhóm nguy cơ cao bị ảnh hưởng, bao gồm:
– Người làm vườn, nghề chăn nuôi động vật có nguy cơ thường xuyên tiếp xúc với phân bón, chất thải động vật,… có chứa trực khuẩn uốn ván.
– Người làm công nhân vệ sinh môi trường, dọn cống rãnh có nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh.
– Người làm ở các công trình xây dựng, thi công thiết kế cơ sở hạ tầng dễ bị chấn thương, có các vết xước ngoài da cần được tiêm phòng uốn ván đầy đủ.
Ngoài ra, tất cả mọi người đều nên tiêm chủng vắc xin uốn ván để tự bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
4. Những câu hỏi về vắc xin ngừa uốn ván đối với phụ nữ mang thai
4.1. Bà bầu tiêm vắc xin uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tiêm vắc xin ngừa uốn ván trong thời kỳ mang thai không có ảnh hưởng đáng kể đến thai nhi. Thực tế, việc tiêm phòng uốn ván là một biện pháp quan trọng để bảo vệ cả bà bầu và thai nhi khỏi bệnh uốn ván.
Vắc xin phòng bệnh uốn ván được thiết kế để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn Clostridium tetani gây bệnh uốn ván. Kháng thể này sẽ được truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, em bé sinh ra đã có sẵn kháng thể chống bệnh uốn ván trong người.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván trong thai kỳ không tăng nguy cơ sảy thai, hay làm cho trẻ có những phát triển bất bình thường.
Tuy nhiên, thời gian tiêm phòng vacxin uốn ván trong thai kì thường từ tuần 20 trở đi, khi các mẹ đã qua giai đoạn ốm nghén. Khi đó cơ thể khỏe mạnh và có thể đáp ứng vắc xin tốt hơn.
4.2. Mắc tiểu đường thai kì có được tiêm vacxin uốn ván?
Nếu bạn không mắc các bệnh lý cấp tính và hen suyễn đã ổn định, bạn có thể tiêm vacxin uốn ván và các loại vacxin khác. Tiêm phòng uốn ván là 1 biện pháp quan trọng, vì thế mẹ bầu không nên bỏ qua mũi tiêm vì bất cứ lý do gì.
Trong trường hợp bạn mắc tiểu đường thai kỳ hoặc bệnh có khả năng diễn biến cấp tính, bạn cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, theo dõi mức đường huyết thường xuyên, kiểm soát bệnh cơ bản và thực hiện các cuộc khám thai đều đặn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khi đi tiêm, bạn nên khai báo bệnh lý với các bác sĩ để được tư vấn mũi tiêm và thời điểm tiêm phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Những câu hỏi thường gặp khác về vắc xin uốn ván
5.1. Phản ứng phụ sau tiêm chủng uốn ván là gì?
Tương tự như các vắc xin khác, tiêm phòng uốn ván có thể làm cho bạn trở nên mệt mỏi hơn, thậm chí là ốm sốt. Đây là phản ứng phụ bình thường, dễ gặp ở bất cứ ai tiêm chủng vacxin uốn ván.
Các biểu hiện tác dụng phụ sẽ thường biến mất trong 1 – 2 ngày sau tiêm. Bạn có thể tự theo dõi sức khỏe tại nhà mà không cần đi khám bác sĩ hay dùng thuốc để giảm triệu chứng.
Tuy nhiên, không phải phản ứng phụ diễn ra ở mỗi người là giống nhau. Có những trường hợp sưng đau vùng tiêm, ốm sốt liên tục không thuyên giảm, hãy đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ và điều trị (nếu cần thiết).
5.2. Thời gian duy trì kháng thể uốn ván trong người
Kháng thể được sản sinh ra nhờ vắc xin không có hiệu quả duy trì suốt đời. Vì thế bạn cần tiêm nhắc lại mỗi 10 năm để đạt hiệu quả tối đa bảo vệ khỏi trực khuẩn uốn ván.
Nếu trường hợp bạn đã tiêm ngừa uốn ván lâu, chưa tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm và gặp phải yếu tố có nguy cơ lây nhiễm cao, bạn hãy tiêm phòng lại sớm để ngăn chặn độc tố uốn ván phát tác gây bệnh.
Trên đây, bài viết đã đề cập các thông tin chi tiết về vắc xin phòng bệnh uốn ván. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, hãy liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ kịp thời.