Những điều cần biết về tiền sản giật

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tiền sản giật hay còn gọi là nhiễm độc thai nghén là một rối loạn nghiêm trọng thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ. Dưới đây là những điều cần biết về tiền sản giật.

1. Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một rối loạn nghiêm trọng thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ, được biểu hiện bởi huyết áp cao và mức độ protein trong nước tiểu tăng và huyết áp cao.

những điều cần biết về tiền sản giật.

Tiền sản giật là một nhiễm độc thai nghén nặng.

2. Nguyên nhân gây tiền sản giật

Cho đến nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân gây ra tiền sản giật. Tuy nhiên, một giả thuyết được cho là yếu tố làm gia tăng tiền sản giật là sự mất cân bằng prostaglandin – chất giúp thư giãn và co bóp các cơ trơn khiến các mạch máu co lại trong quá trình mang thai.

3. Các biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật

Ngoài huyết áp và lượng protein trong nước tiểu cao (một vấn đề về thận), tiền sản giật có liên quan tới một số biến chứng khác nếu không được xử trí, đó là:
– Bé sơ sinh nhẹ cân (dưới 2,5kg).
– Nhau bong non (nhau thai tách khỏi tử cung).
– Xét nghiệm chức năng gan bất thường.
– Động kinh.
– Sinh non (trước tuần 37).
– Tai biến mạch máu não.
– Suy thận.
– Mất thị lực thoáng qua.
– Vỡ gan.
– Người mẹ và thai nhi tử vong.

4. Những thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật

Những điều cần biết vê tiền sản giật.

Tiền sản giật rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và thai nhi

 Bất kỳ người phụ nữ mang thai nào khỏe mạnh cũng có thể phát triển tiền sản giật. Tuy nhiên, các chuyên gia xác định một số yếu tố nguy cơ, bao gồm:
– Cá nhân hoặc gia đình có tiền sản giật.
– Mang thai lần đầu.
– Mang thai khi còn quá trẻ hoặc đã ngoài 40.
– Mang đa thai.
– Cao huyết áp/béo phì (chỉ số cơ thể trên 30).
– Bệnh tiểu đường.

5. Dấu hiệu sớm của bệnh tiền sản giật

-Chân sưng phù quá mức

-Đau đầu.

-Tăng cân đột ngột.
 
-Đau bụng.

-Buồn nôn, nôn ói

-Đau lưng
-Lo lắng nhiều
-Rối loạn thị giác.

6. Chẩn đoán tiền sản giật như thế nào?

Tiền sản giật được chẩn đoán và theo dõi bằng cách kiểm tra huyết áp và làm xét nghiệm protein trong nước tiểu ở mỗi lần khám thai.

7. Cách để ngăn ngừa tiền sản giật

những điều cần biết về tiền sản giật.

Khám thai tại Bệnh viện Thu Cúc.

Do vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây tiền sản giật là gì nên cách ngăn ngừa tiền sản giật là rất khó khăn. Điều tốt nhất thai phụ nên làm là chăm sóc tốt trước khi sinh. Khi đó, tiền sản giật có thể được phát hiện sớm hơn nếu nó phát triển.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital