Những điều cần biết về nhau tiền đạo

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Nhau tiền đạo là một bệnh lý nguy hiểm của thai kỳ, nếu không được theo dõi sát sẽ rất nguy hiểm. Bài viết dưới đây là những điều cần biết về nhau tiền đạo.

1.Nhau tiền đạo là gì?

 

Thông thường, bánh nhau bám ở vùng đáy hoặc thân tử cung. Trường hợp bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hay che kín cổ tử cung thì được gọi là nhau tiền đạo.

Nhau tiền đạo là bệnh lý sản khoa vô cùng nguy hiểm.

Nhau tiền đạo là bệnh lý sản khoa vô cùng nguy hiểm

Những trường hợp bị nhau tiền đạo thường phải mổ lấy thai.

2.Dấu hiệu nhau tiền đạo

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, đột ngột thai phụ bị ra huyết đỏ tươi hoặc cục máu đông kèm theo đau bụng. Triệu chứng ra huyết âm đạo có thể lập lại nhiều lần và lần sau thường ra huyết nhiều hơn lần trước. Nếu thai phụ đi lại nhiều, làm việc nặng, giao hợp…thì dễ bị ra huyết hơn.

Nhau tiền đạo cần được theo dõi chặt chẽ

Nhau tiền đạo cần được theo dõi chặt chẽ

3.Nguyên nhân gây nhau tiền đạo

Hiện nay, vẫn chưa thể khẳng định được nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, những phụ nữ mang thai sau có nguy cơ cao với nhau tiền đạo:

  • Mẹ bầu đã từng sinh nhiều lần.
  • Nạo phá thai nhiều.
  • Viêm nhiễm tử cung hoặc đã từng thực hiện phẫu thuật với tử cung.
  • Có tiền sử nhau tiền đạo ở lần mang thai trước.
  • Mang thai đôi, đa thai.
  • Mẹ bầu thường xuyên hút thuốc lá
  • Trong trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, cấy phôi thai ở vị trí thấp của tử cung.

Lưu ý: Đây chỉ là những trường hợp có khả năng cao với nhau tiền đạo. Những mẹ bầu bình thường khỏe mạnh, mang thai lần đầu tiên vẫn có thể bị nhau tiền đạo.

4.Làm thế nào để biết chính xác là nhau tiền đạo

Thai phụ tự kiểm tra bằng cách xem mình có bị ra máu đột ngột không gây đau đớn và không kèm theo đau bụng trong thai kỳ; lượng máu ra có thể ít hoặc nhiều nhưng thường đóng cục; có ra máu nhiều lần, lần sau nhiều hơn lần trước, nhất là khi mẹ vận động nặng, đi lại nhiều hay quan hệ tình dục.

Khi có dấu hiệu bệnh, mẹ bầu cần đi khám để được tư vấn điều trị bởi bác sĩ.

Khi có dấu hiệu bệnh, mẹ bầu cần đi khám để được tư vấn điều trị bởi bác sĩ.

Để khẳng định chắc chắn, thai phụ nên đi khám. Bác sĩ sẽ siêu âm và dựa trên kết quả siêu âm để kết luận.
Trong một vài trường hợp, cơ thể mẹ bầu không có biểu hiện gì bất thường, nhưng bác sĩ có thể phát hiện khi mẹ đi khám thai và siêu âm định kì.

5.Rau tiền đạo nguy hiểm như thế nào?

– Với thai nhi: Do nhau thai chắn ngang cổ tử cung, mẹ bầu bị xuất huyết, dẫn đến thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng khiến thai dễ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, thậm trí là suy thai. Với những trường hợp ra máu nhiều, bắt buộc bác sĩ phải mổ để cứu mẹ. Tuy nhiên lúc này thai nhi vẫn còn non tháng, khả năng sống sót không cao. Ngoài ra, do nhau thai bám chiếm mất không gian trong tử cung khiến thai nhi khó quay đầu xuống, xuất hiện tình trạng ngôi thai bất thường (ngôi ngược hoặc ngôi ngang).
– Với mẹ bầu: Việc ra huyết nhiều khiến mẹ bầu bị thiếu máu, cơ thể mệt mỏi và tâm trạng trở lên lo lắng, bất an. Nếu máu ra nhiều quá còn đe dọa tới tính mạng mẹ bầu nếu không cấp cứu kịp thời.
Các nguy cơ của nhau tiền đạo phụ thuộc nhiều vào tình trạng bám của nhau thai. Nếu nhau thai chỉ che một phần cổ tử cung thì mẹ bầu vẫn có khả năng sinh thường. Với những mẹ bầu có nhau bám hoàn toàn, dễ bị xuất huyết nhiều, bác sĩ sẽ phải chỉ định mổ lấy thai ngay cả khi chưa tới ngày sinh nở.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital