Những điều cần biết khi tiêm thủy đậu và một số lưu ý khi tiêm phòng

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm thủy đậu là phương pháp hiệu quả nhất để giúp chúng ta phòng tránh nguy cơ bị thủy đậu tấn công. Thủy đậu có thể gặp ở nhiều độ tuổi nhưng đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất vẫn là trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu những thông tin về việc tiêm thủy đậu cũng như một vài lưu ý trước khi thực hiện mũi tiêm này.

1. Thủy đậu và một số thông tin về vắc xin thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lý do virus Varicella Zoster gây ra, đã xuất hiện từ rất lâu. Bệnh thường tấn công đối tượng trẻ em, cũng là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch chưa vững vàng, đề kháng kém.

Thủy đậu tồn tại trên cơ thể dưới dạng mụn nước đỏ trên da. Bên trong những mụn nước này có chứa dịch trong, dễ vỡ và gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh trung bình từ 10 đến 20 ngày. Sau đó, bệnh sẽ phát triển và thể hiện qua các triệu chứng bên ngoài như:

– Nhức mỏi người, đau cơ, mệt mỏi.

– Đau đầu, đau họng, sổ mũi.

– Sốt, chán ăn.

– Mẩn ngứa, phát ban từ vùng đầu cho tới toàn thân.

– Mụn nước xuất hiện ngày càng nhiều, chứa dịch màu trắng hoặc hơi đục. Nếu mụn nước bị nhiễm trùng, dịch có thể kèm theo mủ.

Thủy đậu - bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ

Thủy đậu – bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ

Vì là bệnh truyền nhiễm cấp tính nên thủy đậu lây lan chính qua đường hô hấp. Virus Varicella Zoster có thể lây nhanh trong vòng 1 tới 2 ngày, kể cả khi chủ thể lây nhiễm chưa xuất hiện mụn nước. Vậy nên, việc phòng tránh lây lan căn bệnh này cũng tương đối khó thực hiện.

Từ 6 tháng đến 7 tuổi là khoảng thời gian mà trẻ em dễ mắc thủy đậu nhất. Đối với người trưởng thành, bệnh thủy đậu không thường gặp vì hầu hết chúng ta đều đã có kháng thể, miễn dịch để phòng tránh virus Varicella Zoster tấn công.

Thủy đậu là bệnh lý thường chỉ mắc một lần trong đời. Người đã từng mắc bệnh sẽ có kháng thể bền vững trọn đời. Với những người đã tiêm vắc xin thủy đậu, khả năng mắc bệnh sẽ thấp hơn và nếu có mắc, các triệu chứng cũng sẽ nhẹ hơn.

Vắc xin thủy đậu được nghiên cứu và điều chế từ virus Varicella Zoster, thông qua nhiệt lượng, bức xạ nhiệt để giảm đi độc lực. Sau khi đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ bắt đầu tiếp nhận và làm quen với các kháng nguyên từ vắc xin, tạo ra kháng thể để tiêu diệt virus lạ mang mầm bệnh.

Kháng thể được tạo ra sẽ tồn tại rất lâu trong máu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus gây bệnh. Ngoài ra, nếu như cơ thể người mẹ có kháng thể chống lại virus Varicella Zoster khi mang thai, em bé sinh ra cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi bệnh thủy đậu.

2. Tiêm thủy đậu cần thực hiện tiêm mấy mũi?

Tiêm vắc xin thủy đậu đem đến hiệu quả phòng bệnh cao. Tuy nhiên, với mỗi loại vắc xin sẽ có chỉ định, khuyến cáo cụ thể.

2.1. Vắc xin thủy đậu Varicella

Vắc xin thủy đậu Varicella là loại vắc xin có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Vắc xin được chỉ định tiêm dưới da, với 0.5ml/liều. Đây là loại vắc xin có thể tiêm cho đối tượng trẻ em trên 12 tháng tuổi và người trưởng thành.

– Trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi cần tiêm đủ 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng hoặc được hẹn tiêm khi trẻ được 4-6 tuổi.

– Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành cần thực hiện tiêm 2 mũi, mũi 2 sẽ cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.

Trong vòng 1 tháng trước khi tiêm vắc xin, bạn cần lưu ý không tiêm các loại vắc xin sống giảm độc lực khác. Trước khi tiêm, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định phù hợp.

Tiêm thủy đậu được thực hiện cho đối tượng trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên

Tiêm thủy đậu được thực hiện cho đối tượng trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên

Sau tiêm, bạn có thể gặp phải một số phản ứng phụ như phát ban tại chỗ, sưng đỏ, sốt,… Tuy nhiên, tất cả đều chỉ là những phản ứng tạm thời và không quá đáng ngại.

2.2. Tiêm thủy đậu với vắc xin Varivax

Vắc xin Varivax tạo ra miễn dịch, kháng thể giúp phòng ngừa bệnh thủy đậu. Vắc xin có nguồn gốc từ Mỹ và được chỉ định tiêm dưới da, với 0.5ml/liều.

Cũng giống như vắc xin Varicella, vắc xin Varivax là vắc xin sống giảm độc lực, có thể sử dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

– Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi sẽ thực hiện đầy đủ 2 mũi tiêm chủng. Mũi 2 cách mũi đầu 3 tháng hoặc có thể tiêm khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.

– Từ 13 tuổi trở lên, người trưởng thành có lịch tiêm 02 mũi. Mũi đầu cách mũi thứ hai tối thiểu là 1 tháng.

Một tháng trước khi tiêm vắc xin, tốt nhất bạn không nên tiêm các loại vắc xin sống giảm độc lực khác. Một số phản ứng phụ sau tiêm có thể xảy ra gồm: phát ban tại chỗ, sưng đỏ, sốt,… Những phản ứng này đều là phản ứng tự nhiên và không có gì phải lo lắng.

2.3. Tiêm thủy đậu với vắc xin Varilrix

Vắc xin Varilrix là vắc xin phòng bệnh thủy đậu có nguồn gốc từ Bỉ. Loại vắc xin này được sử dụng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và những người trưởng thành chưa có kháng thể chống lại sự tấn công của virus Varicella Zoster.

Vắc xin Varilrix thường được chỉ định thực hiện tại vùng cơ delta hoặc má ngoài của đùi với 0.5ml cho một liều.
– Trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi thực hiện tiêm 2 mũi. Mũi thứ 2 cách mũi đầu 3 tháng.

– Trẻ từ 13 tuổi và người trưởng thành có lịch tiêm 2 mũi. Mũi 2 được tiêm sau khi thực hiện mũi đầu ít nhất 1 tháng.

Trước khi tiêm vắc xin Varilrix, bạn cần phải tránh sử dụng các loại vắc xin giảm độc lực khác trong vòng 1 tháng. Sau khi tiêm, bạn có thể bị sốt nhẹ, đau, sưng tại vị trí tiêm và điều này là hoàn toàn bình thường.

3. Một số lưu ý khi thực hiện tiêm thủy đậu

Bên cạnh việc nắm rõ thông tin về các loại vắc xin, lịch tiêm, các mũi cần thực hiện, bạn cần phải chú ý đến một số vấn đề sau.

3.1. Những trường hợp không nên hoặc cần hoãn thực hiện tiêm thủy đậu

– Những người đang bị sốt, đang mắc một số bệnh liên quan tới nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cấp.

– Những người bị bệnh mãn tính, đang thực hiện điều trị.

– Những người đã thực hiện tiêm các loại vắc xin sống khác trong vòng 1 tháng trước  khi tiêm thủy đậu.

– Những người đã sử dụng globulin miễn dịch trong khoảng 2 tháng trước khi tiêm.

– Người có tiền sử, hoặc có triệu chứng quá mẫn với thành phần của vắc xin.

– Người có vấn đề hoặc đang bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.

– Người mắc các bệnh về bạch cầu, các khối u làm ảnh hưởng tới tủy xương hay hệ bạch huyết.

3.2. Một số vấn đề cần lưu ý trước và sau tiêm thủy đậu

– Khám sàng lọc, cung cấp các thông tin cần thiết một cách chính xác để bác sĩ có thể đưa ra chỉ định phù hợp nhất với bạn.

– Cung cấp rõ ràng về các biểu hiện dị ứng, tiền sử dị ứng của bản thân.

– Trong vòng 6 tuần sau tiêm thủy đậu, cần tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc những người có nguy cơ cao.

– Sau tiêm, cần thực hiện theo dõi các phản ứng tối thiểu 30 phút tại đơn vị tiêm chủng theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

– Không bôi, đắp hoặc tác động vào vết tiêm nếu như cảm thấy đau, nóng rát tại vị trí tiêm.

– Cần báo ngay cho bác sĩ hoặc thực hiện theo dõi sức khỏe tại cơ sở y tế nếu gặp tình trạng sốt cao liên tục nhiều ngày hoặc có một số phản ứng đặc biệt nghiêm trọng khác.

Trước khi thực hiện tiêm vắc xin, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa và thực hiện khám sàng lọc để đảm bảo an toàn

Trước khi thực hiện tiêm vắc xin, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa và thực hiện khám sàng lọc để đảm bảo an toàn

Bởi vậy, việc thực hiện tiêm chủng ở một địa chỉ uy tín, an toàn là rất cần thiết. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang mang đến dịch vụ tiêm vắc xin chất lượng, được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn. Không những đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ, hệ thống theo dõi, nhắc lịch tiêm, nguồn vắc xin, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI còn xây dựng quy trình tiêm chủng khoa học, tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn cho từng khách hàng, nhất là trong những thời điểm nhiều bệnh dịch.

Tới với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, bạn sẽ không cần phải lo lắng về bất cứ vấn đề gì trước, trong và sau tiêm. Đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm, hệ thống phòng khám chuyên khoa sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong bất cứ tình huống nào. Vậy nên, đây cũng sẽ là một gợi ý hoàn hảo để bạn và người thân có thể thực hiện tiêm thủy đậu ngay từ sớm, bảo vệ sức khỏe bản thân và cả cộng đồng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital