Xét nghiệm Pap smear là một phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả, giúp phát hiện những thay đổi bất thường trong tế bào trước khi trở thành ung thư. Nhờ có xét nghiệm Pap, 80% tỷ lệ ung thư có thể phát hiện sớm và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi về phương pháp xét nghiệm này.
Xét nghiệm Pap là gì?
Xét nghiệm Pap còn gọi là sàng lọc tế bào cổ tử cung, là xét nghiệm giúp kiểm tra những thay đổi bất thường trong các tế bào cổ tử cung nhằm điều trị sớm, ngăn chúng trở thành ung thư.
Tại sao xét nghiệm Pap quan trọng?
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai trên toàn thế giới. Khoảng một phần tư số phụ nữ mang virus HPV, một loại virus lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, một trong số 1.000 phụ nữ nhiễm HPV sẽ phát triển ung thư cổ tử cung. Nếu xét nghiệm Pap phát hiện các tế bào bất thường trong cổ tử cung, người bệnh dễ dàng được điều trị khỏi trước khi chúng phát triển thành ung thư.
Xét nghiệm Pap được thực hiện như thế nào?
Để thực hiện Pap smear, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo, sau đó dùng một dung dịch acid acetic loãng để làm hiện rõ vùng bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Bác sỹ sẽ lấy một mảnh nhỏ tổ chức tại vị trí nghi ngờ để nghiên cứu dưới kính hiển vi. Đây là một xét nghiệm đơn giản, có thể gây khó chịu nhẹ, nhưng không đau.
Nên thực hiện xét nghiệm Pap bao lâu một lần?
Tất cả phụ nữ nên khám sức khỏe hàng năm. Thông thường, thời gian thực hiện xét nghiệm Pap tùy theo độ tuổi:
Lứa tuổi 21-29: 3 năm 1 lần
Lứa tuổi 30-65: 5 năm 1 lần, cùng với xét nghiệm HPV
Sau 65 tuổi: không cần thực hiện nếu các xét nghiệm Pap trước đây đều bình thường.
Chú ý gì trước khi thực hiện Pap?
Không nên thực hiện Pap khi đang hành kinh. Thời điểm tốt nhất là từ 10-20 ngày kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất.
Khoảng 2 ngày trước khi làm xét nghiệm Pap, nên tránh thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng thuốc đặt âm đạo, sử dụng xà phòng diệt tinh trùng vì có thể che giấu tế bào bất thường.
Không nên quan hệ tình dục 1-2 ngày trước khi xét nghiệp Pap
Làm gì nếu kết quả xét nghiệm Pap bất thường?
Nếu kết quả xét nghiệm Pap bất thường, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên kiểm tra theo dõi thường xuyên hơn với Pap hoặc điều trị.
Nếu xét nghiệm thấy tế bào bất thường có nguy cơ cao trở thành ung thư, thì cần điều trị ngay để tế bào này không thể chuyển thành ung thư xâm lấn.
Ai có nguy cơ nhiễm HPV?
HPV là yếu tố nguy cơ chính của ung thư cổ tử cung. HPV lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục, nguy cơ nhiễm HPV gia tăng với số bạn tình.
Những phụ nữ sinh hoạt tình dục khi còn nhỏ, những người có nhiều bạn tình, và có các bạn tình dục có nhiều bạn tình khác có nguy cơ cao hơn. Phụ nữ bị nhiễm HIV cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm HPV
Làm thế nào để giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung?
Xét nghiệm Pap thường xuyên, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, dùng thuốc ngừa HPV, và không hút thuốc lá… có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.