Những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Trong thời gian mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Nhiều bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai làm mẹ lo lắng và không biết nên làm thế nào. Cùng theo dõi bài viết để hiểu biết thêm về vấn đề này. Những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai

Một số triệu chứng thường gặp trong thời gian mang thai như buồn nôn, chuột rút, đau bụng, tăng cân, chảy máu, sưng nề một số bộ phận…Các mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì đó là dấu hiệu thường gặp.

Lý do khiến một số bộ phận cơ thể bị sưng khi mang thai

Theo các chuyên gia, trong thời kỳ mang thai cơ thể người mẹ sản xuất nhiều máu và sản dịch nhằm nuôi dưỡng thai nhi. Điều này khiến cơ thể bị sưng, luôn có cảm giác khó chịu và nặng nề.

Ngoài ra, khi nội tiết thay đổi làm lượng máu dồn về phía dưới cơ thể nhiều hơn và hàm lượng muối tăng, hàm lượng kali giảm đi cũng làm cho cơ thể trở nên nặng nề.

Hơn nữa, khi thai nhi lớn dần lên, áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới tăng dẫn tới nhiều hoạt động trao đổi chất kém đi, làm tích tụ dịch thể ở các vùng dưới nên xuất hiện hiện tượng phù nề.

Những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai

Ngực

Ngực ở giai đoạn mang thai thường sưng và đau. Do sự sản sinh về sữa nên làm cho bộ phận sưng nề, căng tức. Sau sinh vấn đề này tự khắc trở lại như bình thường nên các mẹ đừng quá lo lắng.

giai đoạn mang thai ngực sưng và tức

Ngực ở giai đoạn mang thai thường sưng và đau

Bàn chân

Khi cơ thể sản sinh nhiều máu, người mẹ thường ít đi lại hơn, ít vận động hơn, lưu thông máu khó khăn hơn bình thường. Thời gian mang bầu càng lâu thì mức độ sưng ở bàn chân càng lớn. Để giảm thiểu sưng ở bàn chân, các mẹ có thể ngâm chân trong nước ấm hòa một chút muối. Đồng thời không nên ngồi hay đứng quá lâu, thường xuyên vận động và kết hợp massage để bớt sừng phù.

Sưng chân khi mang thai

 Giai đoạn mang thai lưu thông máu khó khăn hơn bình thường

Âm đạo

Khi thai nhi phát triển lớn hơn, nhiều mẹ bị sưng nhẹ ở bộ phận sinh dục. Vấn đề xuất hiện do cân nặng và dịch trong tử cung của người mẹ tăng lên. Đừng quá lo lắng về điều này vì nó sẽ hết sưng khi em bé được sinh ra.

Sưng vùng kín khi mang thai ở mẹ bầu

   Khi thai nhi phát triển lớn hơn, nhiều mẹ bị sưng nhẹ ở vùng kín

Mắt cá chân

Khi bụng mẹ càng lớn do sự phát triển của thai nhi thì áp lực từ vùng bụng, mắt cá chân sẽ tăng lên. Đối với trường hợp này, các mẹ không được chủ quan vì sẽ nghiêm trọng nếu hình thành cục máu đông ở mắt cá chân, nó khiến cho việc máu lưu thông bị cản trở, dẫn tới nhiều bệnh lý khác.

Mắt cá chân bị sưng khi mẹ mang thai

Mắt cá chân sẽ tăng lên trong giai đoạn thai kỳ của mẹ

Môi, mũi

Trong thời gian mang thai, do lượng máu được sản xuất nhiều nên mạch máu phình ra không chỉ các bộ phận khác. Tuy nhiên, trong trường hợp, mạch máu chịu áp lực lớn gây vỡ thì các mẹ nên nằm kê cao gối vừa đủ hoặc chườm đá để ngưng chảu máu.

Các bộ phận bị sưng khi mang thai ảnh hưởng thế nào?

Hầu hết, các hiện tượng sưng khi mang thai kể trên đều là các dấu hiệu bình thường và không có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản phụ.

Trường hợp cần lưu ý khi xuất hiện sưng một số bộ phận khi mang thai. Đó là, sưng ở chân sẽ nguy hiểm nếu thai phụ có tiền sử các bệnh mạn tính như: tim, thận, tăng huyết áp. Hoặc trong trường hợp hiện tượng sưng phù diễn ra lâu ngày mà không thuyên giảm, kèm theo nhiều triệu chứng liên quan đến sự quy giảm thị lực và đau bụng là dấu hiệu của các bệnh lý. Với tình hình này mẹ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Các bộ phân trong mang thai sinh quá lấu cần thăm khám bác sĩ

     Gặp bác sĩ tư vấn trước những tình trạng sưng phù kéo dài ở mẹ mang thai

Trên là những chia sẻ hữu ích về những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai, hi vọng mẹ đang mang thai yên tâm, không quá lo lắng nếu mình xuất hiện các triệu chứng trên. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ Tổng đài bệnh viện Thu Cúc 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Tin liên quan

  • Đau bụng lâm râm tháng thứ 8 thai kỳ có sao không
  • Thụ thai khi chồng đang uống kháng sinh có sao không
  • Tăng huyết áp khi mang thai: tìm hiểu nguyên nhân tăng huyết áp

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital