Những ai dễ mắc giãn phế quản? Xử trí thế nào khi bị bệnh…là những thắc mắc được nhiều người đặt ra. Giãn phế quản có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
Menu xem nhanh:
1. Những ai dễ mắc giãn phế quản?
Bệnh giãn phế quản mắc phải có hai thể khu trú và lan tỏa.
Giãn phế quản có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Nhưng những đối tượng sau dễ mắc bệnh hơn:
– Giãn phế quản do hoá chất: người làm việc lâu ngày với các hoá chất bay hơi, hít phải hóa chất vào đường hô hấp, chúng gây kích thích, tăng tiết và tổn thương cấu trúc thành phế quản, gây ho và tăng áp lực trong lòng phế quản dẫn tới giãn phế quản.
– Giãn phế quản bẩm sinh: có thể gặp ở những người có tiền sử mắc bệnh về phổi, thận, gan, tụy. Những người bị suy giảm miễn dịch thể dịch toàn thể.
Những đối tượng thuộc nhóm có nhiều nguy cơ mắc giãn phế quản vừa nêu trên cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh nhằm điều trị kịp thời.
2. Biểu hiện của giãn phế quản
Thông thường khi bị giãn phế quản, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng: ho khạc đờm, gặp ở 80% bệnh nhân bị giãn phế quản, họ thường khạc đờm nhiều nhất vào buổi sáng, hay có khi khạc đờm rải đều trong ngày.
Ngoài ra người bệnh còn có biểu hiện ho ra máu. Có khoảng 8% bệnh nhân ho ra máu. Ho ra máu với các dạng: tia máu đỏ trong đợt viêm, ho ra máu lượng nhiều hơn, màu đỏ chói là chảy máu khi có biến chứng, khó thở; Nhiễm khuẩn phổi tái phát nhiều lần, tràn dịch màng phổi.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh giãn phế quản có thể gây ra các biến chứng: viêm phổi thùy, phế quản phế viêm, áp-xe phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi, áp-xe não, ho ra máu…
Sau nhiều năm tiến triển, bệnh giãn phế quản sẽ dẫn đến suy hô hấp mạn và tâm phế mạn, bệnh nhân có thể tử vong sau vài năm. Vì thế khi thấy những dấu hiệu giãn phế quản, người bệnh nên tới các bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để được tư vấn điều trị sớm.
Để phòng giãn phế quản, cách tốt nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ ngay từ khi còn nhỏ nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời phòng tránh được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng và đường hô hấp mà hậu quả là bị giãn phế quản.
– Khi bạn hoặc người thân của bạn bị các bệnh bẩm sinh hay mắc phải như: polyp phế quản, dị vật đường thở, khối u lành tính hoặc ác tính ở phổi, lao sơ nhiễm, áp-xe phổi, viêm phổi, phế quản cấp và mạn tính, nhiễm khuẩn tai mũi họng…cần phải điều trị khỏi hẳn, có như thế mới tránh di chứng là nguyên nhân gây giãn phế quản sau này.
– Đối với người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với hóa chất dễ bay hơi cần phải sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như đeo khẩu trang, đeo kính hoặc mặt nạ phòng độc. Cần làm việc trong môi trường thoáng khí, có dụng quạt thông gió, mở nhiều cửa tạo sự thông thoáng cho phòng làm việc, dùng máy hút bụi, hút hơi hóa chất… để tránh bị giãn phế quản do hít phải hóa chất.
– Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đeo khẩu trang khi ra đường hay ở nơi công cộng, để tránh lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp, ngăn chặn hậu quả giãn phế quản.