Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Thường gây cảm giác đau xót và khó chịu. Vậy khi bị nhiệt miệng phải làm sao để giảm bớt cơn đau và nhanh khỏi nhất? Bài viết dưới đây sẽ chỉ cách trị nhiệt miệng an toàn, hiệu quả dành cho người lớn và trẻ nhỏ. Đừng bỏ qua nhé
Menu xem nhanh:
1. Vì sao bị nhiệt miệng?
Rất dễ để phát hiện ra khi bị nhiệt miệng. Cảm giác xót nhẹ, khó chịu sẽ bắt đầu xuất hiện. Khi soi gương, bạn sẽ thấy những vết loét nông và nhỏ, hiện hữu tại khu vực mô mềm bên trong má và môi. Ban đầu, các đốm trắng này có kích thước nhỏ, sau phát triển to dần và mọng nước, thậm chí có thể vỡ ra sau vài ngày. Nhiệt miệng gây khó khăn trong ăn uống và nói chuyện. Thậm chí với trẻ nhỏ bị nhiệt miệng sẽ sinh ra quấy khóc và có thể sốt.
Nhiệt miệng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là:
– Thường xuyên ăn đồ cay nóng quá mức. Tính cay/nóng là tác nhân làm tổn thương vùng niêm mạc miệng.
– Đánh răng mạnh bạo, trong thời gian dài vô tình gây tổn thương trong khoang miệng. Hay sản phẩm làm sạch răng đang dùng có chứa Sodium lauryl sulfate.
– Cơ thể thiếu hụt vitamin B2, vitamin C,…
– Các vấn đề về răng miệng không được điều trị kịp thời như: sâu răng, viêm tủy răng, viêm lợi,…
Ngoài ra, khi trẻ em bị nhiệt miệng có thể là do:
– Dị ứng thực phẩm.
– Trẻ vô tình cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng.
– Chức năng miễn dịch bị suy giảm.
– Bé bị ốm lâu ngày dẫn tới mệt mỏi, căng thẳng.
2. Cách trị nhiệt miệng khỏi nhanh, an toàn
Khi bị nhiệt miệng phải làm sao mới nhanh khỏi mà vẫn đảm bảo an toàn. Dưới đây là những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả dành riêng cho người lớn và trẻ em
2.1. Người lớn bị nhiệt miệng phải làm sao?
Nhiệt miệng nếu không điều trị đúng cách sẽ tiếp diễn dai dẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe ít nhiều. Tuy nhiên, chỉ cần để ý và có chế độ chăm sóc cẩn thận thì tình trạng này sớm cải thiện và khỏi hoàn toàn.
– Tránh xa đồ cay nóng, thay vào đó nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây có tính mát, làm dịu vết loét.
– Giữ cho khoang miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng kem đánh răng không chứa thành phần Sodium lauryl sulfate.
– Bôi mật ong lên trực tiếp vết loét, sau 5 phút rửa sạch lại bằng nước ấm. Vì mật ong có chứa Hydroperoxide tự nhiên giúp khử trùng mạnh. Mật ong cũng có khả năng làm lành vết thương lên tới 97% nhờ vào khả năng kháng khuẩn và tái tạo mô hiệu quả. Đặc biệt, đây còn là nguồn chứa vi chất dinh dưỡng dồi dào như kẽm, sắt, kali,…giúp ngăn cho nhiệt miệng tái phát.
– Uống nhiều nước hoặc có thể bổ sung nước cam, nước chanh hàng ngày.
2.2. Trẻ nhỏ bị nhiệt miệng phải làm sao?
Vì trẻ em chịu nhiệt miệng kém hơn người lớn, do đó cha mẹ nên áp dụng các biện pháp dưới đây để giảm triệu chứng khó chịu và tăng khả năng hồi phục nhanh:
– Kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng với món ăn nào không. Nếu có cần ngừng ngay và không cho ăn nữa.
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là vitamin C, B12,…Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi trong thực đơn của trẻ.
– Không cho trẻ ăn các đồ cay nóng bởi sẽ khiến trẻ thấy xót hơn, khó chịu hơn. Với đồ ăn mới nấu xong cần để nguội bớt, sau đó trẻ mới nên ăn.
– Vệ sinh răng miệng cho trẻ trước và sau khi ngủ, sau các bữa ăn để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn. Nên sử dụng bàn chải mềm, đánh răng nhẹ nhàng, tránh dùng lực mạnh.
– Theo dõi và ngăn cho trẻ không ngậm đồ chơi, các vật dụng sắc nhọn. Đây là nhân tố dễ gây thêm vết rách, khiến nhiệt miệng nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, nếu trẻ có xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, phát ban,…hay bất kỳ dấu hiệu bất thường thì cần đưa tới khám bác sĩ ngay. Qua kiểm tra bác sĩ sẽ đánh giá tình hình và chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.
3. Phòng ngừa nhiệt miệng đơn giản
Bên cạnh điều trị nhiệt miệng thì bạn cũng cần quan tâm tới việc phòng ngừa nhiệt miệng tìm đến lần sau. Bằng một số cách đơn giản sau bạn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ và tần suất bị nhiệt miệng:
– Vì nhiệt miệng xuất hiện là báo hiệu cơ thể thiếu vitamin nên hãy đảm bảo bổ sung các vitamin cần thiết như: vitamin B2, B3, C, PP. Những loại vitamin này có nhiều trong thịt bò, sữa đậu nành, ngũ cốc, các loại rau (súp lơ, bông cải xanh), trái cây (đu đủ, chanh, kiwi, dâu tây,…).
– Xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng hợp lý: đánh răng nhẹ nhàng, có thể sử dụng chỉ nha khoa.
– Thư giãn tinh thần bằng cách ngủ đủ giấc, tập các bài tập giải tỏa căng thẳng, mở rộng mối quan hệ bên ngoài, cân bằng giữa công việc – nghỉ ngơi,…
– Loại bỏ những thói quen xấu gây nên nhiệt miệng như: ăn nhiều đồ ăn cay/nóng, ăn các thực phẩm dị ứng dù biết sẽ gây tai hại đến sức khỏe.
Như vậy, nhiệt miệng là một chứng bệnh lành tính nên không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần chú trọng đến cách chăm sóc, các thói quen hàng ngày thì bệnh sẽ được cải thiện rõ ràng. Đối với trẻ em, nắm chắc những lưu ý nhỏ trên cũng sẽ giúp trẻ bớt được sự đau nhức, khó chịu phần nào. Hy vọng với thông tin hữu ích trên đã giúp giải đáp thắc mắc “nhiệt miệng phải làm sao đối với cả người lớn và trẻ em” rồi nhé!