Viêm chân răng là một biến chứng từ việc răng miệng bị nhiễm trùng. Tình trạng này có thể dẫn tới nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng. Điển hình nhất chính là viêm chân răng gây hôi miệng gây những tác động xấu tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày và công việc. Bài viết sau sẽ giúp ta tìm hiểu về nguyên nhân của tình trạng này cùng giải pháp phù hợp.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về tình trạng bị viêm chân răng?
Nướu răng khỏe mạnh thường sẽ có màu sắc hồng nhạt và tương đối săn chắc. Tuy nhiên khi ở trong thời điểm bị viêm chân răng, nướu sẽ chuyển màu sẫm hơn. Tình trạng này là do sự tác động của vi khuẩn. Việc nướu bị viêm nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển thành trạng thái viêm chân răng.
Một vài yếu tố cơ bản có thể dẫn tới tình trạng bị viêm chân răng như:
– Vi khuẩn: Đây là tác nhân chính dẫn tới viêm chân răng mà rất nhiều người gặp phải. Khoang miệng vốn luôn là môi trường chứa nhiều vi khuẩn. Khi gặp điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn gây hại sẽ phát triển mạnh. Từ đó, môi trường khoang miệng sẽ mất cân bằng dẫn tới bệnh lý.
– Chăm sóc, vệ sinh kém: Việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo có thể khiến cho thức ăn thừa bị mắc lâu ngày trong kẽ răng. Từ đó, những mảng bám quanh răng sẽ hình thành. Tình trạng này không được xử lý sớm sẽ phát triển, gây bệnh lý.
– Hệ miễn dịch bị suy yếu do thuốc hoặc một số bệnh lý khác.
– Thói quen sinh hoạt sử dụng nhiều đường, uống rượu, hút thuốc lá, … có thể gây hỏng niêm mạc miệng, men răng tổn thương. Điều này sẽ khiến cho sức khỏe răng miệng suy yếu, viêm chân răng hình thành.
2. Một số biểu hiện của tình trạng bị viêm chân răng
Mỗi một giai đoạn viêm chân răng bệnh nhân sẽ có biểu hiện khác nhau:
– Giai đoạn bệnh nhẹ: Lợi bị sưng đỏ, tấy, thường bị chảy máu chân răng khi thực hiện vệ sinh răng miệng. Phần lợi bị tổn thương nhưng vẫn bao quanh chân răng, chưa bị tổn thương về xương hay những mô quanh răng khác.
– Giai đoạn bệnh nặng: Lợi bị sưng đỏ khá nghiêm trọng. Người bệnh có biểu hiện bị tụt lợi, áp xe nướu. Dịch mủ bắt đầu xuất hiện gây hôi miệng, hơi thở có mùi rất khó chịu. Kèm theo đó là những hiện tượng như đau nhức hay sưng vùng má.
– Giai đoạn bệnh nghiêm trọng: Khi bệnh viêm chân răng đã tới mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ bắt đầu bị lộ chân răng, màu răng bị xỉn, lung lay và nguy cơ gãy rụng cao. Thậm chí, tình trạng này có thể lan sang nhiều khu vực khác trong khoang miệng
3. Nguyên nhân viêm chân răng gây hôi miệng
Nguyên nhân chính dẫn tới viêm chân răng gây ra hôi miệng thường bắt nguồn từ những bệnh lý:
3.1 Bệnh viêm nha chu
Việc thực hiện vệ sinh răng miệng chưa tốt khiến thức ăn đọng lại tại các kẽ răng, dưới lợi lâu ngày. Đồng thời, những việc như không lấy cao răng định kỳ, lợi bị vật nhọn đâm vào, … chính là những nguyên nhân gây viêm lợi. Từ đó, tình trạng hôi miệng sẽ xảy ra, lợi dễ chảy máu, sưng nề, …
Nếu như viêm lợi không được điều trị kịp thời sẽ gây áp xe lợi, xương, bọc xung quanh chân răng bị tiêu. Bệnh chuyển từ viêm lợi sang tình trạng viêm nha chu. Lâu ngày, các triệu chứng đau, sưng, hôi miệng, … sẽ càng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe toàn thân.
3.2 Bệnh về tủy răng
Răng của ta có thể bị sâu, do bị chấn thương hoặc nhiễm trùng quanh răng đã lâu ngày và lan xuống cuống răng. Điều này sẽ khiến tủy răng bên trong bị những ảnh hưởng. Vi khuẩn từ trong lỗ sâu sẽ xuống tủy răng. Những lỗ sâu to sẽ khiến tủy tiếp xúc trực tiếp trong môi trường khoang miệng, vi khuẩn bị xâm nhập và theo dọc chân răng. Hoặc tình trạng chấn thường sẽ khiến tủy sang chấn, lâu ngày sẽ gây nhiễm trùng. Tình trạng này diễn ra sẽ khiến người bệnh chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng và điển hình nhất là hôi miệng. Hôi miệng xảy ra kéo theo sự thiếu tự tin trong giao tiếp công việc và tác động tới cả sức khỏe toàn thân.
3.3 Một số nguyên nhân khác
Ngoài 2 bệnh lý thường gặp trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới tình trạng bị viêm chân răng hôi miệng như: chấn thương khớp cắn, tiểu đường, một số loại thuốc đang sử dụng, vấn đề về sức đề kháng, nội tiết, …
4. Phương pháp điều trị dứt điểm viêm chân răng
Việc thăm khám kịp thời để sớm tìm ra nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, ta cũng cần kết hợp với một chăm sóc tại nhà phù hợp để bảo vệ sức khỏe răng miệng, duy trì hiệu quả điều trị.
4.1 Giai đoạn nhẹ
Trường hợp nướu bị sưng to lâu ngày do không thực hiện lấy cao răng hay cấu trúc mô nha chu chưa bị tổn thương nặng, bác sĩ sẽ chỉ định lấy vôi răng nhằm loại bỏ những nguyên do gây bệnh. Sau đó, việc vệ sinh răng miệng đúng cách được kết hợp sẽ giúp nướu phục hồi trở lại. Những tình trạng sưng đau, hôi miệng sẽ dần được loại bỏ.
4.2 Giai đoạn nặng
Đối với tình trạng viêm chân răng nặng hơn, túi mủ đã ở dưới nướu thì phương pháp điều trị sẽ có phần phức tạp hơn. Ngoài việc loại bỏ cao răng, ta còn cần kết hợp thao tác mở nướu để nạo túi nha chu. Gốc răng sau đó sẽ được làm sạch. Nếu bệnh nhân gặp trường hợp lợi tụt nhiều sẽ cần ghép vạt lợi. Điều này để giúp quá trình phục hồi của nướu tốt hơn. Cùng với đó, thuốc kháng sinh sẽ được tiêm để hỗ trợ.
4.3 Điều trị kết hợp với tình trạng viêm nặng
Nếu như xét thấy những mô cứng của răng đã bị phá hủy nghiêm trọng, viêm tủy xuống tới cuống răng khiến cho răng không thể hoặc bị ảnh hưởng tới răng kế cận cùng sức khỏe răng miệng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng.
Vừa rồi là những thông tin về nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng viêm chân răng dẫn tới hôi miệng. Có thể thấy rằng đây là một bệnh khá nguy hiểm và không thể chủ quan. Bệnh nhân cần đi kiểm tra ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường để điều trị phù hợp, tránh bệnh chuyển nặng.