Nguyên nhân lây nhiễm HPV

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Hiện có khoảng trên 100 loại vi rút HPV được tìm thấy và có đến trên 40 loại có khả năng gây bệnh đường hậu môn, sinh dục. HPV nguy cơ cao còn liên quan đến nhiều bệnh ung thư, phổ biến nhất là ung thư cổ tử cung – bệnh ung thư phụ khoa phổ biến ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ quan sinh sản ở nữ giới. Vậy nguyên nhân lây nhiễm HPV là gì?

HPV (Human Papillomavirus) là vi rút gây u nhú ở người lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Theo thống kê của Bộ Y tế, phụ nữ Việt có nguy cơ nhiễm vi rút HPV ít nhất 1 lần trong đời. Ở độ tuổi 20 – 30, tỷ lệ lây nhiễm có thể lên tới 20 – 25%. Các bác sĩ cũng cho biết, HPV là nguyên nhân chính hiện diện ở khoảng 90% ca mắc ung thư cổ tử cung.

Tham khảo thêm: dương tính với HPV cần làm gì

1. Nguyên nhân lây nhiễm HPV là gì?

HPV lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục

HPV lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục

Như đã khẳng định, HPV là vi rút lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh nhân có thể bị lây nhiễm HPV khi có quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng với người bị nhiễm vi rút này. Ngoài ra, HPV cũng có thể lây qua các đường khác như tiếp xúc da kề da, có vết trầy xước trong trường hợp dùng chung quần áo, dụng cụ cắt móng tay…

Nữ giới cho dù chỉ có quan hệ tình dục chung thủy với một người thì vẫn có thể bị lây nhiễm loại virut này. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh có thể biểu hiện sau khi bị lây nhiễm virut này nhiều năm làm cho khó có thể xác định chính xác bạn đã bị lây nhiễm từ khi nào.

2. HPV nguy hiểm như thế nào?

Trong phần lớn các trường hợp, nữ giới lây nhiễm HPV có thể tự khỏi và không gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều tuýp HPV có khả năng gây bệnh cho người mắc:

  • Mụn cóc hậu môn, sinh dục: liên quan đến nhiều tuýp HPV nguy cơ thấp như HPV 6, 11, 40, 42, 43…
  • HPV nguy cơ cao đặc biệt là HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung và có liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác như ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư dương vật…

3. Phòng ngừa lây nhiễm HPV như thế nào?

Chủng ngừa HPV khuyến khích cho nữ giới 9 - 26 tuổi, trước khi quan hệ tình dục

Chủng ngừa HPV khuyến khích cho nữ giới 9 – 26 tuổi, trước khi quan hệ tình dục

  • Tiêm vắc xin phòng HPV: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nữ giới từ 9 – 26 tuổi nên chủng ngừa HPV đủ 3 mũi trong vòng 6 tháng với hiệu quả tiêm tốt nhất là trước khi quan hệ tình dục. Hiện nay, có hai loại vắc xin phổ biến được sử dụng trong chủng ngừa HPV cho nữ giới là Gardasil (có thể phòng HPV 6, 11, 16, 18) và Cervarix (phòng HPV 16, 18).
  • Quan hệ chung thủy với một bạn tình, một vợ một chồng
  • Sử dụng bao cao su giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm HPV

HPV rất dễ lây nhiễm và là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung trong khi việc chủng ngừa chỉ hạn chế được một số loại HPV lây nhiễm nên nữ giới cần quan tâm đến khám sàng lọc ung thư cổ tử cung định kì. Đây là phương pháp giúp phát hiện bất thường sớm ở cổ tử cung ngay ở giai đoạn loạn sản, khi ung thư chưa hình thành.

Để thuận tiện cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai nhiều gói khám tầm soát ung thư khác nhau, trong đó có gói tầm soát ung thư cổ tử cung với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất. (Chi tiết gói khám: tại đây).

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital