Đau bụng trên rốn còn gọi là đau vùng thượng vị. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào với mức độ khác nhau tùy vào loại bệnh cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả có thêm thông tin về nguyên nhân đau bụng trên rốn và cách chẩn đoán bệnh hiệu quả.
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân đau bụng trên rốn
Tham khảo: triệu chứng ung thư dạ dày
Đau bụng trên rốn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:
- Đau bụng trên rốn do giun chui ống mật
Khi bị giun chui ống mật người bệnh sẽ thấy xuất hiện cơn đau bụng trên rốn dữ dội và quằn quại. Nhiều trường hợp đau tới mức phải lăn lộn, gập người lại.
- Đau bụng trên rốn do mắc bệnh gan mật
Khi bị viêm gan, áp xe gan hoặc bệnh ở túi mật người bệnh cũng sẽ thấy xuất hiện triệu chứng đau bụng trên rốn có thể lệch sang bên phải, dưới hạn sườn phải. Nếu bị bệnh gan, ngoài đau bụng trên rốn, người bệnh còn thấy dấu hiệu sốt, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, chướng bụng…
- Đau bụng trên rốn do bệnh dạ dày – tá tràng
Bệnh ở dạ dày – tá tràng có thể gặp phải là viêm loét dạ dày – tá tràng, đau dạ dày, ung thư dạ dày… Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhiễm vi khuẩn HP hoặc do lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm trong thời gian dài hoặc do uống rượu bia.
Khi bị bệnh ở dạ dày – tá tràng, người bệnh ngoài đau bụng trên rốn sẽ xuất hiện triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Cơn đau bụng trên rốn do bệnh ở dạ dày thường xuất hiện ngay sau khi ăn.
Đau bụng trên rốn là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Nếu bạn bị đau bụng trên rốn nhiều lần với tần suất thường xuyên, mức độ đau khác nhau… thì bạn không nên chủ quan. Cần chủ động đi khám ngay để các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Cách chẩn đoán tình trạng đau bụng trên rốn
Để chẩn đoán bệnh lý liên quan tới đau bụng trên rốn, người bệnh cần làm những xét nghiệm chuyên sâu như:
- Siêu âm ổ bụng: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ siêu âm để đưa vào vùng bụng, quan sát những bộ phận bên trong ổ bụng qua màn hình vi tính, phát hiện những tổn thương, dấu hiệu bất thường tiềm ẩn trong cơ thể. Siêu âm giúp quan sát kỹ được tình trạng của gan, mật, hệ tiết niệu, tụy, lách, hệ tiêu hóa…
- Nội soi dạ dày: Đây cũng là một trong những phương pháp thăm khám hiệu quả giúp phát hiện bệnh ở dạ dày – tá tràng. Qua nội soi bác sĩ có thể phát hiện tổn thương bên trong dạ dày, những viêm loét, polyp hoặc khối u (nếu có). Vi khuẩn HP cũng có thể phát hiện được nhờ nội soi dạ dày.
Người bệnh cần tìm đến những địa chỉ uy tín để được thăm khám trực tiếp với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại, giúp phát hiện chính xác bệnh. Thông qua việc thăm khám sớm, chẩn đoán đúng bệnh, người bệnh sẽ được điều trị kịp thời, tăng hiệu quả chữa trị thành công.