Bệnh đục thủy tinh thể người già hay còn có những tên gọi khác là bệnh cườm đá, cườm hạt, cườm khô,… Đây là hiện tượng mà thể thủy tinh ở bên trong mắt bị mờ giống như một tấm kính đang có bám đầy sương mù hoặc lớp bụi. Bệnh đục thủy tinh thể hiện nay đang là nguyên hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, bệnh này dù có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng được ghi nhận nhiều nhất là từ 50 trở lên.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về thủy tinh thể và bệnh đục thủy tinh thể
1.1 Thủy tinh thể
Thủy tinh thể của mắt là một dạng thấu kính trong suốt có hai mặt lồi và nằm sau mống mắt hay còn được gọi là lòng đen. Trong thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên việc duy trì ổn định và nuôi dưỡng bằng cách thẩm thấu.
Thủy tinh thể đóng vai trò là để có thể điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc để giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật xung quanh mình.
1.2 Bệnh đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể là một bệnh khá thường gặp và còn được gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô,… Thường gặp nhất là ở người có độ tuổi từ 50 trở lên.
Khi bị đục thủy tinh thể thì người bị bệnh sẽ bị nhìn mờ và không còn trong suốt như trước nữa. Người ngoài nhìn vào sẽ thấy mắt có tấm màng mờ, khi ấy ánh sáng khó đi qua và không hội tụ được tại võng mạc.
Khi bị đục thủy tinh thể thì ánh sáng rất khó đi qua nên người bệnh nhìn mọi thứ xung quanh sẽ bị mờ nhòe, không nhìn rõ sự vật.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể ở người già.
Nguyên nhân bị đục thủy tinh thể ở người già là do sự lão hóa tự nhiên của đôi mắt. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra có đến 90% người già mắc bệnh đục thủy tinh thể, nguyên nhân đến từ điều này. Về già, đôi mắt sẽ bị lão hóa tuy nhiên ở mỗi người thì mức độ lão hóa lại khác nhau. Khi ấy chất chống oxy hóa có ở trong mắt đóng vai trò là chất giúp dọn dẹp các gốc tự do sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể mất đi. Gây ra sự thiếu hụt trầm trọng, mắt sẽ xuất hiện những đốm mờ đục gây cản trở tầm nhìn của mắt.
Người trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng này nếu như họ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như: bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, thực phẩm thiếu an toàn,.. Và một số trường hợp sau cũng có thể dễ bị đục thủy tinh thể khi còn trẻ: thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím, hay hút thuốc lá, bị đái tháo đường, cao huyết áp, có tiền sử gia đình,…
3. Triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể như thế nào?
– Thị lực bị giảm sút nhanh chóng: Thị lực khi bị giảm thì lúc này mức độ đục thể thuỷ tinh cũng sẽ bị mờ đi nhanh chóng. Khi phát hiện vấn đề, nhìn mờ, nhìn không rõ thì cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để đo được mức độ nặng nhẹ của tình trạng.
– Bị loá mắt: Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của người bị đục thủy tinh thể có thể nhận ra là khi nhìn vào một nguồn sáng bất kỳ thì đều có thể gây lóa mắt. Ánh sáng thu nhận được thường mờ và nhòe hơn bình thường. Chỉ nhìn được rõ hơn khi được ở nơi râm mát và ban đêm.
– Mắt gặp phải tình trạng giả cận thị: Ban đầu khi bị đục thủy tinh thể thường sẽ bị nhầm với cận thị, bởi nó đánh lừa mắt nhìn gần sẽ rõ hơn nhìn xa.
– Mắt bị nhược thị, lác cũng có thể là dấu hiệu của bệnh.
– Kính thường xuyên tăng giảm độ, không có định bởi mắt không thể điều tiết được như trước.
– Vì bị tán xạ khi ánh sáng đi qua thủy tinh thể bị đục, nên khi nhìn mọi thứ xung quanh dù đã đeo kính hay không thì cũng có cảm giác như nhìn qua một lớp sương mờ mờ.
4. Người bệnh phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể từ sớm như thế nào?
Phẫu thuật là phương pháp can thiệp với người bị đục thủy tinh thể có thể cho kết quả tốt tuy nhiên không phải ai cũng có thể đảm bảo đủ điều kiện mổ và mang lại kết quả hoàn hảo. Ai cũng nên biết cách phòng ngừa đục thủy tinh thể từ sớm để có thể phòng tránh được tình trạng xấu xảy ra.
– Khám mắt định kỳ và ngay khi có dấu hiệu bất thường để phát hiện, tầm soát những kết quả có thể diễn ra. Nghe theo những hướng dẫn chăm sóc mắt từ bác sĩ tư vấn, điều trị.
– Nếu bị gặp các vấn đề về mắt thì cần can thiệp dứt điểm sớm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung lượng vitamin phù hợp với cơ thể để nuôi dưỡng và điều tiết mắt.
– Chế độ sinh hoạt điều độ, tập thể dục phù hợp. Tuyệt đối không sử dụng liên tục lạm dụng những ánh sáng có hại như: tivi, điện thoại, máy tính bảng,…
– Khi đi ngoài trời nắng, hãy chuẩn bị kính râm cho mắt, mũ để hạn chế ánh sáng có hại chiếu thẳng vào mắt làm ảnh hưởng các chức năng.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã biết thêm về chủ đề bệnh đục thủy tinh thể người già rồi. Nếu có nhu cầu biết thêm những thông tin khác, hãy đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi bạn nhé.