Nguyên nhân chậm kinh nguyệt thường gặp ở chị em

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chậm kinh nguyệt là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên rất nhiều chị em lại không nắm rõ được nguyên nhân thực sự gây ra hiện tượng này để phòng tránh và điều trị kịp thời. Nếu đây là vấn đề các bạn đang quan tâm và thắc mắc, hãy đọc ngay bài viết “Nguyên nhân chậm kinh nguyệt thường gặp ở chị em” của chúng tôi bên dưới đây nhé.

Chậm kinh nguyệt là hiện tượng nhiều chị em gặp phải

Chậm kinh nguyệt là hiện tượng nhiều chị em gặp phải

1. Khái niệm chậm kinh nguyệt là gì?

Chậm kinh nguyệt là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở chị em phụ nữ. Hiện tượng này xảy ra khi chị em đã đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa thấy máu kinh. Theo các chuyên gia, nếu quá 35 ngày từ chu kỳ kinh nguyệt trước mà chị em vẫn chưa thấy máu kinh trở lại thì được gọi là chậm kinh nguyệt. Ngoài ra, nếu chị em lỡ mất khoảng 3 kỳ kinh nguyệt liên tiếp nhau thì được gọi là vô kinh. 

Trên thực tế, hiện tượng chậm kinh nguyệt là điều rất thường gặp ở đa số chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng hiểu rõ nguyên nhân chậm kinh nguyệt là gì.

2. Nguyên nhân chậm kinh nguyệt chị em có thể chưa biết

Trên thực tế, không phải cứ chậm kinh nguyệt là sẽ mang thai. Có thể nói, hiện tượng này chính là “tấm gương” phản chiếu phần nào tình hình sức khỏe của chị em phụ nữ. Điều này đồng nghĩa với việc những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt (kể cả chậm kinh) đều liên quan mật thiết tới tình trạng sức khỏe hiện tại của bộ phận sinh dục cũng như toàn bộ cơ thể của người phụ nữ. Một số nguyên nhân chậm kinh nguyệt phổ biến nhất mà nhiều chị em gặp là:

2.1. Chậm kinh nguyệt là dấu hiệu mang thai

Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chậm kinh nguyệt là mang thai. Về cơ bản, trong vòng chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung sẽ dần dày lên để chuẩn bị cho trứng làm tổ. 

Theo sinh lý bình thường của chị em, nếu trứng và tinh trùng không gặp được nhau có nghĩa là quá trình thụ thai không bắt đầu và cơ thể của người phụ nữ sẽ tự loại bỏ lớp niêm mạc này, gây ra hiện tượng hành kinh. Khi đó, một chu kỳ kinh nguyệt mới lại diễn ra. Do đó, khi xuất hiện hành kinh có nghĩa là người phụ nữ không có thai.

Ngược lại, trong trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở bên trong tử cung thì lúc này, lớp niêm mạc sẽ không bong ra mà tiếp tục được nuôi dưỡng để bắt đầu cho quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, trong suốt thời gian mang thai, chị em sẽ không thấy kinh nguyệt. Điều này có nghĩa là hiện tượng chậm kinh nguyệt có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Và để biết chính xác nguyên nhân chậm kinh nguyệt có phải do có thai hay không, chị em nên sử dụng que thử thai. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chậm kinh nguyệt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chậm kinh nguyệt

2.2. Giảm cân quá mức

Những chị em đang trong quá trình giảm cân cũng có thể bị chậm kinh hoặc thậm chí là mất kinh. Thông thường, chỉ số khối cơ thể BMI lý tưởng nhất với chị em là khoảng 19, tuy nhiên nếu giảm cân đột ngột thì sẽ rất dễ bị chậm kinh. Bởi lẽ trong một chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em sẽ phải sản xuất đủ lượng hormone estrogen để hình thành nên lớp niêm mạc tử cung. 

Do đó, việc giảm cân quá mức sẽ ảnh hưởng tới vùng dưới đồi. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nó sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone estrogen cần thiết cho chu kỳ kinh nguyệt sắp tới. Nó là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chậm kinh nguyệt. Trong những trường hợp nặng, những chị em giảm cân cấp tốc thậm chí có thể sẽ bị mất kinh. 

Tốt nhất, chị em phải thực hiện chế độ giảm cân an toàn và khoa học. Chẳng hạn như tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên sử dụng các phương pháp giảm cân cấp tốc hoặc những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

2.3. Chị em tăng cân một cách đột ngột

Bên cạnh việc giảm cân quá mức thì tăng cân quá nhanh cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chậm kinh ở chị em phụ nữ. Điều này khiến cơ thể chị em sản xuất quá nhiều hormone estrogen trong một thời gian ngắn, khiến cho lớp nội mạc tử cung phát triển quá nhiều trở nên mất cân bằng, Trong trường hợp này, chị em nên giảm một vài cân để chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại bình thường. 

2.4. Vận động quá mức là nguyên nhân gây ra chậm kinh nguyệt

Vì một vài lý do nào đó, chị em cần phải lấy lại vóc dáng nhanh nhất nên thường tới phòng gym và bắt đầu tập luyện một cách liên tục dẫn tới quá sức. Điều này không hề tốt cho sức khỏe của cơ thể, và là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng chậm kinh nguyệt. 

Mặc dù tập thể dục rất tốt cho sức khỏe và giúp chị em có một vóc dáng thon gọn, nhưng nó không có nghĩa là được lạm dụng biện pháp này. Những chị em bị mất kinh thông thường là những vận động viên chạy marathon, người hay luyện tập thể hình, vũ công ba lê và những vận động viên chuyên nghiệp khác. Tóm lại, nếu chị em đang luyện tập quá mức và không bổ sung đủ hàm lượng calo cần thiết, cơ thể sẽ không sản xuất đủ nồng độ estrogen để duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Để khắc phục tình trạng này, chị em nên vận động chậm lại một chút và ăn nhiều hơn một chút. Điều này sẽ giúp cơ thể chị em trở lại đúng hướng. 

2.5. Căng thẳng và stress

Căng thẳng và mệt mỏi là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chậm kinh

Căng thẳng và mệt mỏi là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chậm kinh

Vùng dưới đồi liên quan trực tiếp tới quá trình tạo ra hormone estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt. Nó bị ảnh hưởng rất lớn bởi các hormone gây ra bởi sự căng thẳng và mệt mỏi, chẳng hạn như hormone adrenaline và cortisol. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Để hạn chế tối đa tình trạng này, chị em nên duy trì lối sống vui vẻ, tinh thần  lạc quan và luôn suy nghĩ tích cực. Chỉ tới khi bộ não của chị em nhận ra rằng sự căng thẳng, mệt mỏi đã bớt đi và kết thúc, thì các hormone trong cơ thể mới dần trở lại bình thường.

2.6. Tác dụng phụ của thuốc gây ra tình trạng chậm kinh nguyệt

Trong trường hợp chị em được kê một đơn thuốc mới hay thay đổi liều lượng của các loại thuốc đang sử dụng, rất có thể đây là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị ảnh hưởng. Cụ thể là tác dụng phụ của các loại thuốc sau đây sẽ có khả năng gây chậm kinh nguyệt: thuốc nội tiết tố, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc dùng trong hóa trị và thuốc tránh thai,…

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về nguyên nhân chậm kinh nguyệt. Tốt nhất, khi thấy dấu hiệu này, chị em nên tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị chính xác nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital