Nguyên tắc điều trị suy thận nhẹ độ 1 chủ yếu là điều trị bảo tồn. Bản chất của phương pháp này là dùng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng nhằm làm chậm tiến trình của bệnh, ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Vậy người bị bệnh suy thận độ 1 nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Menu xem nhanh:
1. Suy thận độ 1 là gì?
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu, bài tiết chất thải và lượng dịch thừa từ trong cơ thể. Nếu thận hoạt động kém, các chất cặn bã sẽ không được đào thải ra ngoài mà bị đọng lại. Lâu ngày chúng gây tắc nghẽn và làm thận ngày càng suy yếu hơn dẫn đến suy thận cấp tính. Nếu bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Suy thận độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh suy thận mãn tính. Ở giai đoạn này, chức năng của thận giảm nhẹ khoảng 25%. Tốc độ lọc của cầu thận vẫn ở mức khoảng 90ml/phút hoặc có thể cao hơn. Nồng độ creatinine trong máu dưới 130 mmol/l. Vì vậy nếu không được kiểm tra bằng các xét nghiệm lâm sàng, suy thận độ 1 rất khó để phát hiện ra.
2. Nguyên nhân gây bệnh suy thận cấp độ 1
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh suy thận độ 1, đó là:
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và hợp lý. Ăn quá nhiều các loại thức ăn quá mặn, quá ngọt hay quá nhiều giàu mỡ, chất béo gây áp lực cho thận.
- Cơ chế bài tiết của nước tiểu gặp vấn đề khiến các độc tố không được đào thải ra ngoài cơ thể sẽ tích tụ lại. Lâu dần sẽ kiến đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn có thể ngược dòng lây lan lên gây suy thận.
- Sử dụng quá nhiều chất kích thích, đồ uống có cồn, ga (như bia rượu…).
- Thận bị tổn thương do va đập mạnh hoặc tai nạn.
- Do bẩm sinh hoặc do biến chứng của các bệnh lý khác như bệnh huyết áp cao, viêm cầu thận, tiểu đường…
- Sống, học tập và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm và hóa chất độc hại.
- Lạm dụng thuốc gây ra những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến chức năng của thận
3. Những biểu hiện điển hình của bệnh suy thận độ 1
Ở giai đoạn 1, chức năng thận chỉ mới bắt đầu bị suy giảm. Các triệu chứng bệnh thường biểu hiện khá mập mờ và không rõ ràng. Một số biểu hiện người bệnh có thể nhận thấy được là:
- Cơ thể uể oải, mệt mỏi; có đôi lúc bị chóng mặt và thiếu máu nhẹ.
- Màu nước tiểu đậm hơn so với ngày thường.
- Người bệnh chán ăn và ăn không ngon miệng, buồn nôn: Khi thận bị suy yếu, các chất độc bình thường được thải ra khỏi cơ thể theo đường niệu sẽ bị lắng đọng lại. Chúng khiến người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng, buồn nôn.
- Người bệnh bị đau tức hai bên mạn sườn, đặc biệt phần ở phần hố lưng.
- Một số biểu hiện khác: bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc bị tăng huyết áp.
4. Suy thận giai đoạn 1 có nguy hiểm không? Suy thận độ 1 nên uống thuốc gì để nhanh khỏi
4.1. Suy thận giai đoạn 1 có nguy hiểm không?
Trên thực tế, suy thận độ 1 là thời gian đầu của suy thận mạn nên không tác động quá lớn đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bệnh tuyệt đối phải được điều trị dứt điểm. Nếu chức năng của thận bị suy giảm trong khoảng thời gian dài, bệnh sẽ diễn biến đến các cấp độ tiếp theo. Khi đó, bệnh sẽ ngày một nguy hiểm hơn và khó điều trị hơn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, suy thận độ 1 nếu được điều trị sớm kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn đến 95%. Ở cấp độ này, người bệnh chưa cần phải tiến hành lọc máu hay thay ghép thận mà hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc. Mặc dù không thể phục hồi 100% chức năng của thận nhưng nếu được điều trị, người bệnh có thể sống và sinh hoạt bình thường.
4.2. Người bị suy thận độ 1 nên uống thuốc gì?
Hiện nay không có thuốc điều trị dành riêng cho bệnh suy thận mà chỉ có thuốc điều trị các triệu chứng của bệnh. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để kiểm soát suy thận độ 1. Khi các triệu chứng được thuyên giảm hoặc hoàn toàn chữa khỏi. Các chỉ số xét nghiệm trở lại mức bình thường thì thận quay trở lại hoạt động bình thường. Người bị suy thận độ 1 có thể được chỉ định:
- Thuốc điều trị tăng huyết áp: được kê đơn khi huyết áp cao làm nguyên nhân gây bệnh suy thận độ 1. Các nhóm thuốc Angiotensin II hoặc nhóm thuốc ức chế men chuyển sẽ giúp cân bằng huyết áp và tăng chức năng hoạt động của thận.
- Thuốc điều trị tình trạng thiếu máu: Bệnh suy thận dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thuốc Erythropoietin Hormone là loại phù hợp nhất kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm sắt để làm tăng lượng hồng cầu trong cơ thể.
- Các nhóm thuốc lợi tiểu: Suy thận khiến lượng độc tố bị tích tụ trong cơ thể. Các nhóm thuốc lợi tiểu như Bumetanide, Furosemide, Spironolactone sẽ được chỉ định nhằm làm giảm các triệu chứng sưng phù tay chân ở người bệnh.
- Các nhóm thuốc hạ đường huyết: Tăng đường huyết là một trong các yếu tố chính gây bệnh suy thận. Empagliflozin hay Dapagliflozin có tác dụng ức chế enzyme đồng vận chuyển Glucose và Natri ở ống lượn gần, làm tăng thải glucose qua nước tiểu, giúp hạ đường trong máu.
Lưu ý: Những thông tin về thuốc đưa ra trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị suy thận độ 1
Khi sử dụng thuốc suy thận độ 1, người bệnh cần lưu ý:
- Các loại thuốc trên chỉ điều trị các triệu chứng của bệnh. Vì vậy người bệnh cần phải đến bệnh viện để được khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể gây suy thận và có hướng điều trị triệt để.
- Người bệnh cần uống đúng hướng dẫn và uống đủ liệu trình. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng của thuốc. Nếu gặp tác dụng phụ hoặc các biến chứng cần ngưng sử dụng và đến bệnh viên kiểm tra.
- Tái khám bệnh định kỳ để nắm được diễn biến của bệnh. Từ đó điều chỉnh phương án điều trị phù hợp hơn.
Trên đây là những thông tin về suy thận độ 1 nên uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên người bệnh không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi không biết chính xác được nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra được xây dựng phác đồ điều trị phù hợp để nhanh điều trị khỏi bệnh.