Menu xem nhanh:
Hồng cầu bao nhiêu là thấp?
Hồng cầu là loại tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa Oxy từ phổi đến các mô tại các cơ quan giúp duy trì hoạt động sống trong cơ thể, đồng thời Enzyme carbonic anhydrase trong hồng cầu làm tăng hàng nghìn lần vận tốc của phản ứng giữa CO2 và H2O tạo ra H2CO3. Nhờ đó, nước trong huyết tương vận chuyển CO2 dưới dạng ion bicarbonat (HCO3—) từ các mô trở lại phổi để CO2 được tái tạo và thải ra dưới thể khí. Như vậy, hồng cầu đóng vai trò rất quan trọng, việc vận chuyển khí oxy và giúp đào thải khí CO2, duy trì hoạt động sống cho cơ thể.
Ở một người bình thường, số lượng hồng cầu nằm trong khoảng từ 4.0 đến 5.9 triệu tế bào/cm3 tương đương 4.0 đến 5.9 tế bào/L (T/L). Số lượng hồng cầu ở nam thường cao hơn nữ; Nam (4.20-5.80 (T/L), Nữ (4.00-5.40 (T/L).
Người bị bệnh hồng cầu thấp là khi chỉ số hồng cầu nhỏ hơn mức bình thường: nam <4.20 (T/L), nữ <4.0 (T/L). Lượng hồng cầu trong cơ thể cần được giữ ở mức thích hợp, không quá ít để nhằm đảm bảo chức năng cung cấp oxy cho cơ thể nhưng cũng không quá nhiều làm cản trở sự tuần hoàn của máu.
Người bị bệnh hồng cầu thấp cần lưu ý những điều sau
Người bị bệnh hồng cầu thấp cần lưu ý các vấn đề về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, tập luyện và việc sử dụng các loại thuốc giúp làm tăng lượng hồng cầu trong máu như sau.
Chế độ ăn uống
Người bị bệnh hồng cầu thấp cần chú ý về chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp bổ máu như:
- Thịt đỏ, trứng, sữa, các loại cá như các ngừ, tôm, cua biển,…
- Các loại rau, quả có màu xanh đậm như rau cải xanh, súp lơ, rau dền, rau ngót,…
- Các loại quả như đủ đủ, táo, lê, hồng xiêm, một số loại sữa giúp bổ sung sắt.
Tập luyện thể thao hợp lý
Người bị bệnh hồng cầu thấp, cơ thể thường mệt mỏi nên lựa chọn các bài tập luyện thể thao vừa sức như yoga, đi bộ, chạy bộ,.. không nên tập các bài tập quá sức khiến cơ thể dễ mệt mỏi.
Những người bị hồng cầu thấp nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày sẽ giúp quá trình chuyển hóa và tạo máu cho cơ thể được dễ dàng hơn, giúp cải thiện tình trạng tốt hơn.
Sử dụng thuốc bổ sung làm tăng hồng cầu
Người bị bệnh hồng cầu thấp ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý có thể sử dụng thêm các loại thuốc giúp làm tăng sự hấp thu sắt trong cơ thể, góp phần làm tăng chỉ số hồng cầu như thuốc bổ sung sắt Tardyferon (Iron – Folic acid B9), các loại thuốc giúp bổ sung vitamin B1, B6, B12 như Neurobion và một số loại thuốc khác theo sự chỉ định từ bác sĩ.
Điều trị bệnh hồng cầu thấp như thế nào?
Việc xét nghiệm máu sẽ phản ánh khối lượng hồng cầu trong cơ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng và mức độ giảm hồng cầu, để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị hợp lý. Việc nên sử dụng loại thuốc nào tốt nhất sẽ dựa trên căn cứ vào tình hình các phản ứng và dị ứng thuốc xảy ra (nếu có). Vì vậy bạn không nên tùy tiện mua và sử dụng các loại thuốc khi chưa được thăm khám và tư vấn từ bác sĩ.
Việc duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, cùng việc thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp quá trình tạo máu của người bệnh được tăng cường. Giúp người bệnh giảm các triệu chứng mệt mỏi do bệnh hồng cầu thấp gây nên.