Bệnh trĩ là một bệnh lý ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là đối với những bệnh nhân không có những kiêng khem nhất định trong ăn uống. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho người đọc những thông tin quan trọng về chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ này.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ và những điều bệnh nhân cần biết
Bệnh trĩ(còn có tên gọi khác là lòi dom) là bệnh lý làm thay đổi cấu trúc của ống hậu môn người bệnh, Trĩ làm tăng rất nhiều áp lực đến tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng khiến tĩnh mạch chèn ép mạnh từ bên trong dẫn tới xuất huyết, chảy máu, sa búi trĩ ra ngoài…
Tùy vào vị trí nơi búi trĩ hình thành ở trên hay ở dưới đường hậu môn, trĩ có thể chia ra thành 3 dạng khác nhau: trĩ nội, trị ngoại và trĩ hỗn hợp.
Đối với bệnh lý này, các tĩnh mạch ở quanh khu vực hậu môn có thể căng trướng, phồng lên hoặc sung huyết dưới áp lực. Đồng thời búi trĩ này cũng có thể làm tăng áp lực ở khu vực trực tràng gây trĩ do:
– Người bệnh rặn quá nhiều khi đi ngoài
– Ngồi quá lâu ở bồn cầu
– Tiêu chảy hoặc táo bón lâu ngày không khỏi
– Người bệnh thừa cân hoặc béo phì nghiêm trọng
– Khi phụ nữ mang thai
– Người bệnh giao hợp quá nhiều qua đường hậu môn
– Chế độ ăn uống ít rau củ, chất xơ
Tùy vào tình hình bệnh: sự tiến triển của búi trĩ và vị trí của búi trĩ(nằm ở phía trong hay đã sa khỏi hậu môn), bác sĩ sẽ phân chia thành nhiều cấp độ trĩ như sau:
– Trĩ độ 1: Bùi trĩ nằm trọn trong ống hậu môn của người bệnh
– Trĩ độ 2: Bình thường búi trĩ sẽ nằm trong ống hậu môn của người bệnh nhưng khi rặn đi ngoài, búi trĩ sẽ có thể lòi ra ngoài một ít. Khi đi ngoài xong, búi trĩ sẽ tự thụt vào trong cơ thể.
– Trĩ độ 3: Khi người bệnh đi lại quá nhiều, ngồi xổm, làm việc nhiều, vận động mạnh; búi trĩ có thể sa ra ngoài. Người bệnh có thể dùng tay đẩy búi trĩ vào trong hoặc nằm nghỉ ngơi để búi trĩ tự thụt vào trong.
– Trĩ độ 4: Búi trĩ hầu như thường nằm ở bên ngoài của ống hậu môn.
Trĩ là bệnh khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có chế độ ăn uống không khoa học dẫn tới gặp khó khăn trong việc đại tiện. Vì thế người bệnh trĩ cần có những lưu ý nhất định trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
2. Vì sao cần lưu ý về chế độ ăn uống khi bị bệnh trĩ?
Bên cạnh việc điều trị bệnh trĩ bằng thuốc, phẫu thuật… người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt hợp lý, hài hòa để hạn chế bệnh phát triển. Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc sau:
– Không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ
– Không nên ăn quá nhiều đồ khó tiêu, đồ quá khô hoặc quá lỏng
– Không nên ăn quá no hoặc để quá đói khiến hệ tiêu hóa bị áp lực
– Nên chia thành nhiều bữa nhỏ
– Nên cân bằng chất dinh dưỡng cho cơ thể để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa
Những thực phẩm mà người bệnh nạp vào cơ thể, khi hấp thụ sẽ đóng vai trò quan trọng trong điều tiết các hoạt động chức năng của cơ thể. Đặc biệt, đối với người bệnh trĩ thì cần lưu ý hơn về những thực phẩm nạp vào cơ thể để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh đồng thời đào thải dễ dàng hơn.
3. Những nguyên tắc ăn uống bệnh nhân trĩ cần lưu ý
3.1 Chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh trĩ
– Uống nhiều nước hơn để chống táo bón
Người bệnh cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống chống táo bón. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh nên bổ sung nhiều nước như nước khoáng, nước trái cây, nước rau quả, súp rau… giúp ích cho người bị bệnh trĩ.
– Nên nạp thêm nhiều chất xơ cho cơ thể:
Về thức ăn có nhiều chất xơ, người bệnh cần tăng cường các loại rau quả: cà rốt, chuối măng, súp lơ, cam, quýt, dâu tây.
– Sử dụng nhiều loại ngũ cốc
Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc như: đậu phụ, ngũ cốc xay…các loại rau nhuận tràng như: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh.
– Sử dụng thêm một số loại củ quả
Một số loại củ quả: khoai lang, dưa hấu… có giá trị nhuận tràng tốt. Sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc dưa hấu, khoai lang giúp người bệnh nhận tràng, do đó nên bổ sung ăn thêm vào các bữa ăn phụ.
3.2 Những lưu ý quan trọng đi kèm với chế độ ăn uống dành cho người bệnh trĩ
Bên cạnh đó, người bệnh nên kiên trì điều trị bệnh trĩ bằng thuốc và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm nắm được tiến triển tình trạng bệnh. Nếu trĩ nặng hơn cần phải được phẫu thuật để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Trên đây là những lưu ý quan trọng cho người bệnh về chế độ ăn uống dành cho người bệnh trĩ, người bệnh nên ăn uống lành mạnh và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi và điều trị hiệu quả hơn. Đồng thời, người bệnh cũng không nên chủ quan khi bệnh đã khỏi bởi nếu không có chế độ sống khoa học, người bệnh hoàn toàn có thể bị tái phát.