Mổ u nang tuyến giáp và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Trịnh Minh Hương

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Bệnh tuyến giáp không có biểu hiện rõ ràng, nên người bệnh thường chủ quan không đi khám định kỳ. Đến khi có biểu hiện đau, khó nuốt, ho nhiều, sút cân… đi khám thì bệnh đã nặng hơn. Lúc này, mổ u nang tuyến giáp là giải pháp hữu hiệu trong những trường hợp u lớn hoặc nghi ngờ ác tính.

1. U nang tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một cơ quan thuộc hệ nội tiết sản xuất ra 2 hormon chính có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Khi tuyến giáp bị cường chức năng, hormon sẽ tiết ra nhiều, làm cho tim đập mạnh. Đôi khi tuyến giáp bị suy thì nhịp tim chậm lại. Hormon tuyến giáp còn có chức năng chuyển hóa các chất đường, chất béo, chất đạm.

Khi các mô bình thường ở 1 vùng nhỏ nào đó trên tuyến giáp tăng phát triển sẽ tạo thành khối u

Khi các mô bình thường ở 1 vùng nhỏ nào đó trên tuyến giáp tăng phát triển sẽ tạo thành khối u.

Khi các mô bình thường ở 1 vùng nhỏ nào đó trên tuyến giáp tăng phát triển sẽ tạo thành khối u. Những khối u này chứa đầy chất lỏng gọi là u nang.
U tuyến giáp là hiện tượng pháp sinh một khối mô hoặc tế bào tập trung trước cổ, dưới đáy họng. Khối này sẽ làm thay đổi hệ thống sức khỏe của tuyến giáp, đôi khi là chức năng của cả vùng, gây mất thẩm mỹ. U tuyến giáp có thể là các khối lành tính (ademomass) hoặc ác tính như ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên trường hợp u ác cũng rất ít thấy, chỉ có 4 -7% mắc bệnh và nữ nhiều hơn nam.

U cũng được chia làm 2 loại chủ yếu là đơn nhân và đa nhân. Đa nhân là trường hợp u có nhiều nhân lớn và nhân nhỏ rất khó thấy và phải nhờ đến siêu âm mới phát hiện được. Sự phát triển của các khối u này thường là do di chứng của viêm giáp hoặc phẫu thuật. Thành phần của u thường là chứa dịch hoặc đặc, trong đó 75 – 85% là đặc.

Để điều trị hiệu quả u nang tuyến giáp, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh

Để điều trị hiệu quả u nang tuyến giáp, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh

2. Tại sao cần mổ u nang tuyến giáp?

Với mỗi loại u, tùy thuộc vào kích thước, tính chất, thành phần của u mà có điều trị thích hợp.
Thông thường, với u lành tính có thể tiến hành điều trị hoặc không. Vì nếu u nhỏ và không ảnh hưởng thì không cần điều trị, chỉ cần khám thường xuyên và xét nghiệm đầy đủ. Nếu u lớn thì có thể sẽ phải điều trị thuốc hoặc phẫu thuật. Trong đó thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thuốc trong 6 tháng trước, nếu u nhỏ đi thì có thể theo dõi tiếp, còn nếu lớn thêm thì có thể sẽ phải mổ sớm.

Mổ u nang tuyến giáp được thực hiện trong các trường hợp u lớn hoặc đang nghi ngờ ác tính, u ác tính.

Cũng như mổ mở, phẫu thuật mổ nội soi tuyến giáp  có thể gặp một số tai biến, biến chứng trong và sau khi mổ. Vì thế, sau phẫu thuật, bệnh nhân được thăm khám kỹ càng để tầm soát các tai biến, biến chứng phẫu thuật. Các biến chứng được chia làm 2 nhóm: sớm và muộn. Các biến chứng sớm thường xảy ra ngay hoặc trong vòng một vài ngày sau mổ, trong khi các biến chứng muộn có thể xuất hiện sau vài tháng.

Mổ u nang tuyến giáp là giải pháp hữu hiệu trong các trường hợp u lớn hoặc đang nghi ngờ ác tính

Mổ u nang tuyến giáp là giải pháp hữu hiệu trong các trường hợp u lớn hoặc đang nghi ngờ ác tính

Chính vì thế, sau khi xuất viện, người bệnh được hẹn tái khám và theo dõi định kỳ để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau mổ u nang tuyến giáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital