Mẹ bầu viêm gan B thể không hoạt động ảnh hưởng gì đến thai nhi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mẹ bầu viêm gan B thể không hoạt động là đối tượng cần được theo dõi sát sức khỏe nhằm tiến hành điều trị kịp thời khi có hiện tượng viêm gan xảy ra. Chị Vũ Thị Giang mang thai lần 3, viêm gan B thể không hoạt động, vừa qua các bác sĩ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI đã giúp mẹ hoàn thành thai kỳ thuận lợi, đón bé khỏe mạnh và không có bất cứ vấn đề sức khỏe nào.

1. Viêm gan B thể không hoạt động là thế nào?

Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm của gan do virus HBV (virus thuộc họ Hepadnaviridae) gây ra. Đây là một bệnh tương đối thường gặp trong cộng đồng.

Thông thường khi người bình thường nhiễm virus viêm gan B từ máu và dịch tiết của người bị viêm gan B với một lượng vừa đủ để gây bệnh, người bình thường sẽ biểu hiện thành 3 thể khác nhau: thể viêm gan B cấp tính, thể viêm gan B mạn tính, thể viêm gan B không hoạt động.

Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm của gan do virus HBV (virus thuộc họ Hepadnaviridae) gây ra
Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm của gan do virus HBV (virus thuộc họ Hepadnaviridae) gây ra

Với thể viêm gan B cấp tính và thể viêm gan B mạn tính: đặc điểm chung của người bị bệnh là có hội chứng tổn thương tế bào gan, đau tức hạ sườn phải, vàng mắt, vàng da toàn thân, ăn uống kém,…

Với người mắc viêm gan B thể không hoạt động: người bệnh không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh viêm gan, tuy nhiên trong máu hoặc dịch tiết của người này sẽ tìm thấy sự hiện diện của virus viêm gan B.

Virus viêm gan B ở người viêm gan B thể không hoạt động chỉ “ngủ” trong thời gian rất ngắn, chúng có thể bắt đầu hoạt động trở lại ở bất cứ thời điểm nào, tùy thuộc vào khả năng dung nạp miễn dịch của cơ thể. Khi khả năng dung nạp miễn dịch không còn, người bệnh sẽ bộc lộ ra ngoài tình trạng của viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính, thậm chí cả suy gan cấp. Lúc này khả năng cứu chữa đã trở nên khó, bệnh nhân đã gặp những biến chứng cuối cùng của viêm gan B.

2. Mẹ bầu viêm gan B thể không hoạt động ảnh hưởng gì đến thai nhi

Viêm gan B thể không hoạt động thường không có biểu hiện nào nên rất dễ bị bỏ sót, người bệnh không được điều trị cũng như áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm khiến bệnh có điều kiện phát triển mạnh trong cơ thể, đồng thời lây lan nhanh chóng từ người bệnh sang người lành thông qua 3 con đường cơ bản: lây qua đường máu hoặc dịch tiết, lây qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con.

Mẹ bầu viêm gan B thể không hoạt động có khả năng lây bệnh cho con là rất cao nếu như không được phát hiện và có phương án ngăn ngừa lây nhiễm trong và cả sau khi sinh. Trẻ nhiễm bệnh từ mẹ nguy cơ cao bị viêm gan mạn tính, bệnh có thể phát triển thành suy gan, xơ gan hoặc ung thư gan khi trưởng thành.

Khoa phụ sản Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI từng tiếp nhận và hỗ trợ ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B thể không hoạt động từ sang con cho rất nhiều sản phụ, điển hình như trường hợp của mẹ Vũ Thị Giang. Chị Giang đăng ký chăm sóc thai kỳ và sinh con trọn gói tại TCI, suốt thời gian kể từ khi bắt đầu đến viện, chị Giang luôn nhận được sự quan tâm sát sao nhất đến từ đội ngũ bác sĩ TCI. Mỗi buổi khám, chị được làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm bất thường và nhận tư vấn chăm sóc thai kỳ phù hợp từ đội ngũ bác sĩ sản khoa TCI.

Qua khám thai, bên cạnh vấn đề mẹ mắc viêm gan B thể không hoạt động, ở tuần 38 em bé của mẹ Giang đang ở ngôi mông. Mặc dù không phải tất cả trường hợp thai nhi ngôi mông đều phải sinh mổ, nhưng với trường hợp có bệnh lý như mẹ Giang, để đảm bảo an toàn sức khỏe và tránh lây nhiễm viêm gan B cho thai nhi, mẹ được chỉ định mổ đẻ khi thai đủ 38 tuần.

Ekip bác sĩ thực hiện mổ đẻ cho chị Giang là ekip của bác sĩ Nguyễn Thị Hiền. Bác sĩ Hiền là bác sĩ Sản khoa giỏi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản khoa, bác sĩ đã đỡ đẻ, mổ đẻ cho rất nhiều mẹ bầu, kể cả những mẹ bầu thuộc trường hợp đặc biệt, trường hợp sinh khó.

Ekip bác sĩ Nguyễn Thị Hiền thực hiện mổ đẻ cho chị Giang - thai ngôi mông, viêm gan B thể không hoạt động
Ekip bác sĩ Nguyễn Thị Hiền thực hiện mổ đẻ cho chị Giang – thai ngôi mông, viêm gan B thể không hoạt động

Với những thao tác chuyên nghiệp và kỹ năng thuần thục của ekip bác sĩ, rất nhanh chóng em bé đã chào đời. Ngay sau đó, bé được thực hiện tiêm vắc xin viêm gan B để phòng ngừa nhiễm bệnh. Ngoài ra, đối với em bé được sinh ra từ mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng kháng nguyên huyết thanh viêm gan B để đảm bảo trẻ không bị lây bệnh. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI luôn có sẵn nguồn huyết thanh để tiêm cho bé ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Mẹ đi sinh có thể hoàn toàn yên tâm.

Em bé chào đời bình an, các chỉ số sức khỏe cho thấy 2 mẹ con đều không có gì bất thường

Em bé chào đời bình an, các chỉ số sức khỏe cho thấy 2 mẹ con đều không có gì bất thường

“Mình cảm thấy rất may mắn khi được các bác sĩ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI quan tâm và theo dõi sát trong thai kỳ. Bây giờ được ôm con khỏe mạnh trong vòng tay, mình cảm thấy rất hạnh phúc. Sau sinh, con mình được tiêm đầy đủ vắc xin nên rất yên tâm. Một lần nữa, mình cảm ơn đội ngũ bác sĩ TCI rất nhiều.” mẹ Vũ Thị Giang xúc động chia sẻ.

3. Lưu ý cho mẹ bầu để virus viêm gan B thể không hoạt động không tái bệnh

Sức khỏe của mẹ là rất quan trọng, trong suốt quá trình mang thai mẹ nên giữ sức khỏe thật tốt, chủ động thực hiện tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để virus không có cơ hội nhân lên và phát triển gây bệnh.

– Mẹ không nên sử dụng rượu bia hoặc những đồ uống có chất kích thích.

– Mẹ nên tránh xa thuốc lá, nên hạn chế ăn mỡ của động vật.

– Mẹ nên tạo lối sống thoải mái cho mình bằng cách rèn luyện sức khỏe thường xuyên, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, điều độ.

– Mẹ nên kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để theo dõi sát tình trạng bệnh và có được sự can thiệp kịp thời khi cần thiết.

Mẹ bầu mắc viêm gan B thể không hoạt động nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Mẹ bầu mắc viêm gan B thể không hoạt động nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Ngoài bảo vệ bản thân bằng chế độ sinh hoạt lành mạnh, mẹ cần chủ động có biện pháp phòng tránh cho những người thân của mình như không hiến máu, không dùng chung kim tiêm, dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục,…. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital