Ở thời điểm thai 38 tuần, các mẹ đã tiến gần hơn với “đích đến” của thai kỳ. Lúc này, hình thái thai nhi đã ổn định. Bé sẵn sàng rời khỏi bụng mẹ và thích ứng với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên vì vậy mà chủ quan. Thai phụ cần lưu ý một số vấn đề khi khám thai tuần 38 để có một ca sinh thuận lợi, sớm ngày “mẹ tròn, con vuông”.
Menu xem nhanh:
1. Sự thay đổi của mẹ và thai nhi ở tuần 38
Tuần 38 là tuần thai cuối của thai kỳ. Ở tuần thai này, nhiều mẹ bầu đã có thể xuất hiện cơn đau chuyển dạ và sinh con, nhiều mẹ bầu vẫn tiếp tục thai kỳ của mình.
1.1. Sự thay đổi, phát triển của thai nhi trong tuần 38
Trong giai đoạn thai được 38 tuần, thai nhi tiếp tục tích thêm lớp mỡ dưới da để thân nhiệt được ổn định hơn sau khi chào đời.
Từ tuần thai này, thai nhi đã có thể dài tới hơn 49cm và đạt trọng lượng khoảng 3,08 – 3,1kg. Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý thêm các chỉ số khác như:
– Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): Khoảng 86 đến 98mm, trung bình đạt 92mm.
– Chiều dài xương đùi (FL): Từ 67 đến 81mm, trung bình đạt 71mm.
– Chu vi vòng bụng (AC): Từ 299 đến 386mm, trung bình đạt 342mm.
– Chu vi vòng đầu (HC): Từ 320 đến 360mm, trung bình đạt 340mm.
Khi thai được 38 tuần, các cơ quan của cơ thể bé gần như đã ổn định và hoạt động tốt. Quá trình rụng lông tơ tiếp tục diễn ra. Thai nhi vẫn nuốt nước ối trong bụng mẹ và thải ra ngoài. Nước ối trong ruột của bé, cùng một vài tế bào, mật, các chất thải được chuyển thành phân su.
Chất hoạt diện Surfactant tiếp tục được sản sinh trong quá trình phổi của thai nhi dần hoàn thiện. Đây là một chất ngăn không để các túi khí trong phổi xẹp lại và có thể dính vào nhau khi bé bắt đầu hô hấp ở môi trường ngoài bụng mẹ.
Ngoài ra, ở tuần 38, bé tiếp tục được bổ sung chất béo, ổn định hoạt động của não và hệ thần kinh. Từ đó, bé phản xạ tốt hơn với những tác động bên ngoài và dần phát triển cảm giác sau khi được sinh ra.
Bên cạnh đó, thai nhi khỏe mạnh là thai nhi có một số hình thái như:
– Móng chân, tay bắt đầu xuất hiện và dài ra.
– Bắt đầu có các phản xạ tự nhiên.
– Lông tơ trên cơ thể bé bắt đầu rụng dần.
– Dây thanh âm bắt đầu phát triển hơn.
– Não và hệ thần kinh đã phát triển và trở nên phức tạp hơn, hoàn thiện hơn.
– Phổi vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, sẵn sàng cho sự chào đời của bé.
– Nhu động ruột tiếp tục ổn định, giúp trẻ có thể đại tiện sau khi chào đời dễ dàng
1.2. Ở tuần 38, thai phụ đã có những thay đổi thế nào?
Cùng với sự ổn định và không ngừng phát triển của thai nhi, cơ thể thai phụ cũng có nhiều thay đổi ở tuần thai 38.
– Tiểu tiện nhiều hơn do vị trí quay đầu của bé, thai chèn ép lên khung xương chậu, bàng quang của thai phụ.
– Cơ thể xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ trước khi sinh khoảng vài ngày như dịch âm đạo màu vàng nhạt, dịch nhầy tiết nhiều hơn.
– Tiêu chảy.
– Ngứa và khó chịu vùng da quanh bụng.
– Phù nề, đặc biệt ở chi dưới.
– Mất ngủ.
– Đau bởi các cơn gò chuyển dạ giả.
– Kích thước bầu ngực căng lên do các tuyến sữa, nang sữa và ống dẫn sữa đang được kích thích.
Với những thay đổi này ở mẹ và bé, việc khám thai tuần 38 là cần thiết. Khám, theo dõi thai ở giai đoạn này sẽ giúp bậc cha mẹ chủ động hơn trong việc sàng lọc những bất thường ở thai nhi, biết cách chăm sóc thai phụ tốt hơn.
2. Lịch khám thai tuần 38, mang thai 38 tuần cần khám những gì?
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc thăm khám, theo dõi thai kỳ ở các mốc khám thai, nhất là những tuần thai cuối.
2.1. Lịch khám thai tuần 38 dành cho các mẹ chưa sinh nở
Từ tuần thai 36 trở đi, mỗi tuần, thai phụ cần được theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình trạng thai một lần. Trong mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước vòng bụng của mẹ để xác định mức độ phát triển cũng như vị trí hiện tại của bé.
Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra cổ tử cung của mẹ xem vị trí này đã mềm hơn, mở rộng hơn hay bắt đầu giãn ra chưa.
Với những trường hợp đã quá ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ có kế hoạch kiểm tra bào thai bằng phương pháp siêu âm thai, thường là sau 40 tuần. Trường hợp mẹ không có các dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ có thể ứng dụng các phương pháp kích thích chuyển dạ để hỗ trợ các mẹ, giảm nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi.
Cho đến khi chào đời, bé vẫn cần duy trì tần suất hoạt động trong bụng mẹ. Vì vậy, ở tuần 38, thai phụ vẫn nên tiếp tục chú ý và đếm cử động của bé, kịp thời thông báo lại với bác sĩ nếu như bé có dấu hiệu giảm cử động.
Khi mẹ nghi ngờ bản thân bị vỡ ối, rỉ ối, cần lập tức di chuyển tới bệnh viện. Trong trường hợp vỡ màng ối nhưng không đi kèm những cơn co tử cung, mẹ sẽ được thực hiện kích sinh.
2.2. Khám thai tuần 38 gồm những gì?
Như đã chia sẻ, mục đích của việc khám thai tuần 38 là để giúp các mẹ quản lý tốt sự phát triển ổn định của thai nhi trong giai đoạn chuẩn bị chào đời. Bởi vậy, dưới đây là những bước kiểm tra, đánh giá mà mẹ bầu cần thực hiện, nắm rõ trong quá trình khám.
– Kiểm tra, so sánh cân nặng của mẹ bầu tương ứng tuần thai.
– Kiểm tra chỉ số huyết áp, đề phòng nguy cơ tiền sản giật.
– Xét nghiệm phân tích thành phần trong nước tiểu.
– Kiểm tra tổng quát cơ thể, thể trạng của mẹ bầu và đánh giá các triệu chứng có thể gặp như chuột rút, phù chân,…
– Đo bề cao của tử cung.
– Nghe và đánh giá nhịp tim thai bằng máy đo monitor.
– Siêu âm xác định vị trí hiện tại của thai nhi.
– Kiểm tra vùng cổ tử cung của thai phụ.
3. Những điều thai phụ bước vào tuần thai 38 cần lưu ý
Bước vào tuần 38, các mẹ cần bắt đầu chuẩn bị cho ngày con yêu chào đời. Thai phụ cần lưu ý tới những điều sau, sẵn sàng cho một tâm thế chủ động khi đón bé:
– Theo dõi sát cơn co tử cung để kịp thời phát hiện những bất thường và nhờ tới sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
– Nên tránh quan hệ tình dục cho tới lúc sinh để đảm bảo an toàn cho con, nhất là trong những trường hợp cổ tử cung của mẹ có vấn đề bất thường, vỡ ối.
– Chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm kích thích sữa, giàu đạm, chất xơ, bổ sung vitamin như: Các loại rau xanh, ngũ cốc, đậu cô ve, vừng, hạnh nhân.
– Theo dõi sát những biến chứng thai kỳ muộn.
– Nghỉ ngơi, ngủ nhiều hơn.
– Vận động thường xuyên và nên thực hiện các bài tập hỗ trợ, tăng cường sự linh hoạt của khung chậu.
– Chú ý đến những dấu hiệu sắp sinh như xuất hiện dịch nhầy trong suốt hoặc có lẫn máu, khó chịu hoặc hơi căng tức khung xương chậu, rỉ ối, vỡ ối, nhận thấy cơn cơ tử cung ngày càng nhiều và dồn dập,…
Bên cạnh những thắc mắc về việc khám thai tuần 38, nhiều thai phụ còn mong muốn tìm cho mình một địa chỉ uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tốt, nhiều kinh nghiệm có thể hỗ trợ trong quá trình sinh nở.
Thu Cúc TCI là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói tới các mẹ bầu. Với những tiện ích trong gói thai sản, các mẹ sẽ được thăm khám, hỗ trợ trong suốt quá trình mang thai bởi đội ngũ bác sĩ Sản khoa có chuyên môn cao, từng công tác tại nhiều bệnh viện tuyến đầu, có kinh nghiệm xử lý nhiều tình huống.
Bên cạnh đó, trang thiết bị hiện đại của Thu Cúc TCI sẵn sàng hỗ trợ bất cứ nhu cầu nào của mẹ, giúp chẩn đoán, theo dõi thai kỳ sát sao để mẹ an tâm, tự tin hơn trong quá trình mang thai và vượt cạn.
Sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói, các mẹ cũng sẽ nhận được những quyền lợi, được sử dụng những tiện ích khi đi sinh và sau sinh. Vì vậy, hàng nghìn mẹ bầu lựa chọn đồng hành cùng Thu Cúc TCI đều đã có thai kỳ trọn vẹn.
Trên đây là những thông tin cần biết khi khám thai tuần 38 cũng như những thông tin mà mẹ cần tham khảo. Hy vọng bài viết đã mang đến những gợi ý hữu ích, giúp các mẹ bầu tự tin hơn trước khi bước vào quá trình “vượt cạn”. Chúc các mẹ một thai kỳ khỏe mạnh, bình an.