Máu trong phân là bệnh gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Máu trong phân là tình trạng thường gặp trong đời sống hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu trong phân như thức ăn, một số bệnh lý đường tiêu hóa hoặc thậm chí là ung thư.

Máu trong phân là bệnh gì

Máu trong phân có nghĩa là có chảy máu ở một nơi nào đó trong ống tiêu hóa. Đôi khi lượng máu trong phân quá nhỏ, chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm tìm máu trong phân. Bạn cũng có thể nhìn thấy máu đỏ tươi ở giấy lau sau khi đi vệ sinh hoặc thấy máu trong bồn cầu. Chảy máu ở vị trí cao hơn trên đường tiêu hóa có thể làm cho máu trong phân có màu đen và giống nhựa đường.

Máu trong phân cảnh báo nhiều bệnh lý

Tùy từng trường hợp mà máu trong phân có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, nôn, tiêu chảy, khó thở đánh trống ngực và sụt cân tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí, thời gian và mức độ chảy máu.

Có thể quan tâm: dấu hiệu polyp đại tràng

Các nguyên nhân có thể gây xuất hiện máu trong phân bao gồm:

  • Nứt kẽ hậu môn: một vết nứt nhỏ hoặc rách trong các mô lót hậu môn tương tự như các vết nứt xảy ra trong môi nứt nẻ hoặc cắt giấy. Vết nứt này thường gây ra khi đại tiện phân kích thước lớn và cứng, có thể gây đau.
  • Bệnh trĩ: bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất từ 45- 65. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tình trạng có máu trong phân
  • Viêm đại tràng, viêm ruột: nhất là trong giai đoạn viêm cấp cũng có thể gây tình trạng chảy máu trong phân khi bạn đi đại tiệnPolyp hoặc ung thư.
  • Rối loạn chuyển hóa: rối loạn chuyển hóa bao gồm 1 nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên một người bệnh như tình trạng béo bụng; rối loạn lipid máu; tăng huyết áp; tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp đường. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa (GI). Chảy máu thường đi kèm với chuột rút nhẹ.

Đôi khi lượng máu trong phân quá nhỏ, chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm tìm máu trong phân.

  • Polps đại trực tràng: là những phát triển bất thường phát sinh từ lớp lót của đại tràng hoặc trực tràng. Hầu hết các polyp đại trực tràng không phải là ung thư, nhưng một số trường hợp có thể trở thành ung thư.
  • Loét dạ dày, tá tràng: một vết loét trong niêm mạc dạ dày, tá tràng, có thể gây chảy máu. Nhiều trường hợp loét dạ dày tá tràng là do nhiễm một loại vi khuẩn HP.
  • Sử dụng liều cao và kéo dài các thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen cũng có thể gây loét.
  • Các vấn đề về thực quản: giãn tĩnh mạch thực quản hay các vết xước ở thực quản có gây mất máu nặng.
  • Bất thường mạch máu: các mạch máu ở thành ruột dễ vỡ và gây chảy máu.

Máu trong phân cảnh báo ung thư đại trực tràng

  • Ung thư đại – trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở Hoa Kỳ. Bệnh thường gây chảy máu mà khó quan sát bằng mắt thường.

Việc điều trị là tùy thuộc vào nguyên nhân nhưng bạn có thể có các biện pháp để ngăn ngừa chúng như có chế độ ăn uống nhiều chất xơ để giảm táo bón là nguyên nhân gây ra và làm trầm trọng thêm bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn, ngâm nước ấm hoặc tắm nước nóng để làm giảm các vết nứt. Nếu chảy máu kéo dài không khỏi và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường kể trên, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín thăm khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital