Mắt hiếng hay còn gọi là mắt lé mang đến nhiều ảnh hưởng cho người mắc từ ngoại hình đến thị lực. Vậy mắt hiếng có nguyên nhân gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng bệnh là những thông tin mà nhiều người quan tâm.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là mắt lé, mắt lác hay mắt hiếng?
Mắt hiếng hay còn được gọi bằng những tên gọi khác như mắt lác ở miền Bắc và mắt lé ở miền Nam. Đây là hiện tượng không có sự cân bằng cũng như hợp thị giữa hai mắt, điều đấy có nghĩa là tầm nhìn của hai mắt không thể cùng tập trung nhìn về một hướng, một mắt có thể bị lệch nhãn cầu sang hướng khác. Mắt của chúng ta vận động dựa vào sự phối kết hợp của 4 cơ trục và 2 cơ chéo bám vào nhãn cầu. Mắt hiếng là hiện tượng những cơ vận nhãn này bị mất cân bằng hoặc bị liệt một số cơ khiến cho mắt không thể chuyển động như bình thường.Tình trạng này có thể là bệnh lý bẩm sinh xảy ra đối với trẻ em, thậm chí là trẻ sơ sinh cũng có thể bị mắt hiếng ngay từ khi mới lọt lòng.
2.Đặc điểm của mắt lé
Mắt hiếng thông thường có thể nhận biết được ngay thông qua quan sát bên ngoài, bởi những đặc điệm nhận diện của bệnh mắt hiếng có biểu hiện rất khác biệt ngay trên khuôn mặt như:
– Mắt khó có thể nhìn thẳng được
– Hai mắt nhìn theo hai hướng khác nhau
– Một mắt nhìn đúng hướng phía trước còn một mắt nhìn theo hướng lệch lên trên, xuống dưới, sang trái hoặc sang phải tùy vào đặc điểm lé của mỗi người.
– Mắt hay bị mệt mỏi và người bị hiếng cũng thường khó tập trung hơn những người khác.
– Nhìn lâu trong một thời gian dài thường cảm thấy mỏi mắt
– Có hiện tượng nhìn một thành hai
3.Nguyên nhân dẫn đến mắt bị lé, lác mắt
Có nhiều nguyên nhân có thể làm cho đôi mắt bị hiếng như do bẩm sinh, di truyền hoặc do thứ phát. Cụ thể là:
– Mắt hiếng do nguyên nhân bẩm sinh
Đây là hiện tượng ngay từ khi mới sinh ra trẻ sơ sinh đã xuất hiện tình trạng mắt bị hiếng nhưng đến qua 6 tháng mới có thể nhận rõ được tình trạng hiếng. Việc trẻ mới sinh mà đã bị hiếng có thể là do dị tật ở các cơ vận nhãn khiến cho mắt trẻ không thể điều khiển đúng vị trí được. Các cơ vận nhãn có vai trò điều khiển mắt sang trái, phải, lên trên xuống dưới và đảo vòng tròn tùy theo điều khiển của não bộ, nhưng đối với những người bị hiếng bẩm sinh thì cơ trục và cơ chéo bị dị tật nên không thể khiến cho mắt được vận động một cách đồng nhất và khiến cho mắt bị lệch trục.
– Do yếu tố di truyền trong gia đình
Nếu trong gia đình có người bị mắt hiếng nhất là bố mẹ, ông bà, anh chị em thì khả năng cao con sinh ra sẽ cũng bị hiếng nguyên nhân do gen hoặc nhiễm sắc thể. Có thể % di truyền không quá nhiều nhưng vẫn có khả năng bị.
– Do các bệnh khúc xạ mắt gây nên hiếng
Những tật khúc xạ là cận thị, loạn thị, viễn thị nếu như không được chữa trị kịp thời mà để quá lâu thì có thể khiến cho mắt bị hiếng. Vì vậy những người đã mắc tật khúc xạ thì nên sớm đi khám để được chỉnh kính, giúp mắt không bị điều tiết quá nhiều, gây ra nguy cơ hiếng cao. Nếu chỉ đơn giản bị tật khúc xạ, có thể điều trị bằng đeo kính nhưng nếu để tình trạng biến chuyển thành hiếng thì có khả năng phải vừa phẫu thuật vừa chỉnh kính.
4. Tác hại của bệnh lé mắt, lác mắt và cách điều trị
4.1. Tác hại của bệnh mắt hiếng
Tật mắt hiếng không chỉ ảnh hưởng đến nhan sắc, ngoại hình khiến cho người mắc cảm thấy tự ti trong giao tiếp mà còn ảnh hưởng khá nhiều đến thị lực cũng như sức khỏe đôi mắt. Cụ thể như:
– Đối với trẻ em bị hiếng khi đang trong giai đoạn phát triển thị lực có khả năng khiến trẻ bị nhược thị (bệnh mắt lười khá nguy hiểm), mất khả năng nhận thức chiều sâu, không gian ba chiều cũng như khoảng cách giữa các đồ vật, khiến cho việc di chuyển cũng gặp nhiều cản trở.
– Ảnh hưởng đến những công việc sau này cần phải có sự quan sát tỉ mỉ như các bệnh liên quan đến kính hiển vi, lắp ráp các linh kiện điện tử,v…
– Ảnh hưởng đến thị lực của người mắc nhất là đối tượng trẻ em nếu không được sớm chữa trị có thể không khôi phục được thị lực tốt nhất ban đầu.
– Ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tâm thần của người mắc khi họ cảm thấy không tự tin về vẻ bề ngoài, cản trở khả năng giao tiếp cũng có thể khiến họ cảm thấy căng thẳng và trầm cảm.
4.2. Cách điều trị bệnh mắt hiếng
Đối với những trường hợp bị hiếng nhẹ hay còn gọi là lé kim, cách điều trị cũng đơn giản hơn nhiều so với những trường hợp bị nặng. Tuy nhiên, lời khuyên vẫn là nên đi khám để có những hướng điều trị chính xác nhất vì bệnh hiếng là một bệnh phức tạp, người bệnh dù chỉ cần tập luyện nhưng những bài tập đó phải nhờ bác sĩ chuyên khoa xây dựng cho.
Thông thường những bài tập chữa trị dành cho mắt hiếng nhẹ có thể được xây dựng như sau:
– Bài 1: Bít mắt và nhìn vào chấm tròn
+ Dán hoặc vẽ một vòng tròn sáng màu lên tường
+ Bịt một mắt lại chỉ dùng mắt kia để nhìn vào chấm tròn trên tường
+ Điều chỉnh khoảng cách xa gần sao cho hình ảnh nhìn thấy rõ nét nhất và tập trung nhìn vào chấm tròn cho đi khi mắt có dấu hiệu mỏi thì dừng lại.
+ Lặp lại bài tập trên nhiều lần
– Bài tập 2: Nhìn đồ vật có dạng chuỗi dài
+ Nhìn vào những vật có dạng chuỗi như 1 hàng cây, 1 dãy tòa nhà cao tầng, những cây cột điện
+ Nhìn tập trung vào vật ở gần mắt nhất, sau đó chuyển dần mục tiêu sang phía xa hơn
+ Lặp lại bài tập nhìn nhiều lần
Đối với những trường hợp bị hiếng nặng, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật mới có thể khỏi được. Theo đó, quá trình phẫu thuật sẽ tác động vào các cơ vận nhãn giúp điều chỉnh, sửa chữa lại những cơ nào đang bị lỗi. Trong phẫu thuật, bác sĩ có thể thêm một số kỹ thuật như mở rộng góc mắt để đôi mắt cân đối hài hòa hơn. Thông thường, phương pháp phẫu thuật sẽ phù hợp với những trường hợp mắt hiếng trong.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh mắt hiếng và cách chữa trị, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.