Nóng bừng mặt là triệu chứng thường gặp nhất của thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh. Có khoảng 85% phụ nữ thường xuyên bị nóng bừng mặt mặc dầu mức độ thường xuyên hay nghiêm trọng có thể rất khác nhau giữa người này với người khác. Trong cơn nóng bừng mặt, người phụ nữ có thể đổ mồ hôi nhiều đến nỗi có thể ướt đẫm cả mặt, cổ và lưng, da nóng, tim đập càng lúc càng nhanh, có thể gây hồi hộp với tình trạng đánh trống ngực. Cũng có người bị ngất đi trong cơn nóng bừng mặt nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra.
Menu xem nhanh:
Cơ chế của cơn nóng bừng mặt
Chứng nóng bừng mặt xảy ra bởi bộ não “cho rằng” cơ thể quá nóng bức. Hiện nay, chúng ta biết rõ là vì mức nhiệt độ tự nhiên được não ghi nhận bị sụt xuống (nếu nhiệt độ vượt quá mức độ thì bộ não “cho rằng” cơ thể quá nóng và thấp hơn mức độ đó thì não ghi nhận là quá lạnh). Điều này giải thích các cơn nóng ran: khi nhiệt độ cơ thể còn ở trong mức bình thường thì bộ não lại “cho rằng” quá cao, và phản ứng bằng cách gia tăng lượng máu dưới da để giảm nhiệt độ xuống. Như thế, da đỏ dần lên và bắt đầu đổ mồ hôi, và khi mồ hôi bốc hơi đi thì nhiệt độ của cơ thể lại hạ xuống. Thông thường cảm giác trầm trọng nhất của triệu chứng này được nhận biết ở đầu, mặt và cổ, nhưng sự gia tăng nhiệt độ cũng diễn ra ở khắp thân thể, nhiệt độ ở ngón tay và ngón chân cũng tăng lên rõ rệt khi bắt đầu cơn nóng ran.
Cơn nóng bừng mặt thường kéo dài trong bao lâu?
Cơn nóng bừng mặt ở phụ nữ là khác nhau trong từng trường hợp. Một số người có cơn nóng bừng mặt trong thời gian rất ngắn trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên có trường hợp phải phải đối mặt với cơn nóng bừng mặt gần như suốt đời. Nhìn chung, cơn nóng bừng mặt sẽ giảm dần theo thời gian.
Làm thế nào để ngăn chặn cơn nóng bừng mặt?
Chị em không thể tránh khỏi cơn nóng bừng mặt trong thời kỳ mãn kinh, tuy nhiên có những yếu tố có thể làm cho cơn nóng bừng xuất hiện thường xuyên hơn hoặc ở mức độ nặng hơn. Để ngăn chặn các cơn nóng bừng, cần tránh các yếu tố kích thích này:
- Căng thẳng
- Đồ uống có chứa caffein
- Rượu
- Các loại thực phẩm có nhiều gia vị
- Quần áo quá chật
- Hơi nóng
- Khói thuốc lá
Một số biện pháp giúp làm giảm cơn nóng bừng mặt
- Giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ vào ban đêm. Dùng quạt làm mát hàng ngày. Mặc các loại quần áo có vải mềm, mỏng, dễ thấm mồ hôi.
- Hãy tập thở bụng sâu và chậm (6 – 8 hơi thở/phút). Tập thở sâu trong 15 phút vào buổi sáng, 15 phút vào buổi tối và lúc bắt đầu nóng bừng.
- Tập thể dục hàng ngày. Đi bộ, bơi lội, khiêu vũ, và đua xe đạp đều là những lựa chọn tốt.
- Sử dụng gối nước mát.
Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng liệu pháp thay thế hormone trong thời gian ngắn (ít hơn 5 năm). Liệu pháp này ngăn cản các cơn nóng bừng mặt ở nhiều phụ nữ. Thêm vào đó, liệu pháp thay thế hormone cũng có thể làm giảm bớt các triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh như khô âm đạo và thay đổi tâm trạng.
Cần lưu ý rằng khi ngừng sử dụng liệu pháp thay thế hormone, cơn nóng bừng mặt có thể quay trở lại.
Sử dụng liệu pháp này trong thời gian ngắn cũng có một số rủi ro như hình thành cục máu đông hoặc viêm túi mật. Nếu liệu pháp thay thế hormone là không phù hợp, người phụ nữ có thể chuyển sang sử dụng các phương pháp điều trị khác. Điều quan trọng là cho dù áp dụng bất cứ phương pháp nào cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Phương pháp điều trị bằng thuốc tự kê đơn
- Hỗn hợp vitamin B
- Vitamin E
- Ibuprofen
Phương pháp điều trị bằng thuốc theo đơn bao gồm:
- Liệu pháp thay thế hormone
- Thuốc trầm cảm liều thấp như fluoxetine (Prozac), paroxetin (Paxil), hoặc venlafaxine (Effexor).
- Clonidine, một loại thuốc điều trị cao huyết áp
- Gabapentin, một loại thuốc chống động kinh
- Brisdelle, một công thức paroxetine đặc biệt cho nóng bừng
- Duavee, một công thức estrogen / bazedoxifene liên hợp được thiết kế để điều trị các cơn nóng bừng,