Mách bạn triệu chứng thoái hóa khớp gối điển hình

Cơ xương khớp là nhóm bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn làm giảm năng suất lao động. Thoái hóa khớp gối là bệnh lý khá thường gặp thế nhưng triệu chứng thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các triệu chứng thoái hóa khớp gối.

1. Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

1.1. Thế nào là thoái hóa khớp gối?

Thoái hóa khớp gối được coi là hệ quả tự nhiên của quá trình lão hóa xương khớp hoặc gặp phải do các chấn thương trong quá trình lao động, làm việc, sinh hoạt. Bệnh xảy ra khi lớp sụn nằm giữa các đầu khớp không còn dịch bôi trơn và xuất hiện lão hóa. Điều này khiến cho 2 đầu khớp tiếp xúc trực tiếp và cọ xát với nhau gây nên tình trạng cứng khớp hoặc sưng đau.

Khớp gối là bộ phận chi phối hầu hết những cử động của chi dưới và chịu trách nhiệm lớn trong việc nâng đỡ trọng lực của cơ thể. Bởi vậy, bộ phận này thường dễ bị tổn thương và thoái hóa. Bệnh thường xảy ra ở những người làm việc trong môi trường vất vả, nặng nhọc thường xuyên làm việc với cường độ cao, đứng hoặc ngồi lâu ở một vị trí.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nữ giới có tỷ lệ mắc thoái hóa khớp gối cao hơn nhiều so với nam giới. Không những vậy, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, có tới 50% trường hợp mắc bệnh từ độ tuổi 46.

Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng thoái hóa khớp gối của thể dẫn tới bại liệt. Bởi vậy, mọi người tuyệt đối không nên chủ quan với bệnh lý này.

Thoái hóa khớp gối

Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng thoái hóa khớp gối của thể dẫn tới bại liệt

1.2. Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân:

– Tuổi tác: Tuổi càng cao thì khả năng tổng hợp và chuyển hóa chất dinh dưỡng càng dễ suy giảm. Điều này khiến cho quá trình sản sinh dịch bôi trơn sẽ bị gián đoạn hoặc không thể đảm bảo được số lượng cần thiết. Lúc này sụn khớp sẽ dần bị khô và dẫn tới tình trạng thoái hóa.

– Do chấn thương: Trong sinh hoạt hàng ngày hoặc lao động chúng ta có thể gặp phải nhiều chấn thương. Các chấn thương này có thể gây ảnh hưởng tới khớp và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

– Thừa cân, béo phì: Việc tăng cân mất kiểm soát sẽ khiến cho khung xương phải chịu áp lực gia tăng lớn. Lúc này hệ thống xương sẽ phải “gồng mình” để nâng đỡ giúp cơ thể giữ thăng bằng và duy trì đường cong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân chính gây nên việc thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi.

– Yếu tố di truyền: Các bệnh lý liên quan đến xương khớp đều có khả năng di truyền và thoái hóa khớp gối cũng không ngoại lệ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những gia đình có thế hệ trước mắc thoái hóa khớp gối thì nguy cơ mắc bệnh ở thế hệ sau cao hơn nhiều so với người bình thường.

– Biến chứng của các bệnh lý: Một số bệnh lý có thể gây thoái hóa khớp gối như viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa (mỡ máu, tiểu đường, dưa sắt,..) nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Thừa cân béo phì là nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp gối

2. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối

2.1. Những triệu chứng thoái hóa khớp gối điển hình nhất

Thoái hóa khớp gối có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết, tuy nhiên các triệu chứng này khá mờ nhạt và diễn tiến thầm lặng nên khó phát hiện. Dưới đây là những biểu hiện đặc trưng nhất:

– Đau nhức khớp: Người mắc thoái hóa khớp sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ và kéo dài. Mức độ đau thường có xu hướng tăng nặng khi vận động hoặc làm việc nặng nhọc.

– Cứng khớp: Khi ngủ dậy người bệnh sẽ cảm thấy cứng khớp gối, các hoạt động như co gập chân hoặc di chuyển sẽ gặp khó khăn. Thường sau khoảng 10 – 20 phút nghỉ ngơi mới có thể đi lại đường bình thường.

– Sưng tấy và hạn chế vận động: Khi bị thoái hóa khớp gối thì người bệnh sẽ xuất hiện sưng tấy, đau nhức, căng cơ. Việc vận động trở nên khó khăn đồng thời các hoạt động mang vác, nâng đỡ vật nặng cũng bị hạn chế.

– Khớp và ổ khớp bị biến dạng: Lúc này bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh cần kịp thời điều trị. Nếu không điều trị bệnh có nguy cơ dẫn tới teo cơ, bại liệt.

2.2. Triệu chứng thoái hóa khớp gối ảnh hưởng như thế nào tới người bệnh?

Những triệu chứng của thoái hóa khớp gối gây hưởng tới rất lớn tới cuộc sống của người bệnh:

– Hạn chế vận động: Do khớp gối chi phối trực tiếp chi dưới, bởi vậy nếu mắc viêm khớp gối người bệnh sẽ bị hạn chế vận động. Việc này gây khó khăn cho việc di chuyển, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

– Gây suy giảm sức khỏe: Thoái hóa khớp gối gây nên những cơn đau gây khó chịu cho người bệnh, nếu không kịp thời điều trị có khả năng gây biến dạng khớp gối, cong vẹo chi dưới, teo cơ, vôi hóa sụn khớp, tàn phế, bại liệt,… nhiều bệnh nhân đã phải sử dụng xe lăn để hỗ trợ đi lại. Bên cạnh đó việc hạn chế vận động cũng khiến cho người bệnh đối mặt với nhiều bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu,..

Rối loạn giấc ngủ: Những cơn đau của thoái hóa khớp gối có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ người bệnh, ảnh hưởng tới tâm lý tạo nên các vấn đề lo âu, trầm cảm.

– Giảm năng suất lao động: Việc hạn chế vận động khi mắc thoái hóa khớp gối chính là nguyên nhân gây nên giảm năng suất lao động của bệnh nhân.

Triệu chứng thoái hóa khớp gối ảnh hưởng như thế nào tới người bệnh?

Rối loạn giấc ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

3. Cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Để phòng ngừa thoái hóa khớp gối chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Ăn nhiều hoa quả, các loại cá nước lạnh cùng các thực phẩm chứa acid béo omega-3, chất kháng viêm hiệu quả. Một số thực phẩm tốt cho người thoái hóa khớp gối như xương ống, sườn bê, bò, bổ sung các loại thịt lợn, gia cầm, tôm, cua,…

– Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.

– Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Không làm việc quá sức hay mang vác vật quá nặng so với thể lực.

Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ cũng là biện pháp vàng được nhiều người lựa chọn để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý liên quan tới thoái hóa khớp gối.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital