Sưng nướu răng trong cùng là một tình trạng bất thường với sức khỏe răng miệng. Khi đó, người bệnh sẽ gặp phải nhiều cản trở, khó chịu, bất tiện trong công việc và cả sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và khi mặc phải thì cần lưu ý gì để khắc phục?
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về sưng nướu răng trong cùng
1.1 Thế nào là sưng nướu răng trong cùng?
Răng lợi khỏe mạnh là yếu tố quan trọng với sức khỏe răng miệng. Trong đó, lợi được làm bằng phần mô cứng có màu hồng và bao phủ quanh xương hàm, mô dày có dạng sợi và chứa mạch máu. Khi lợi răng trong cùng sưng, chúng sẽ nhô, phình ra.
Tình trạng này thường xảy ra từ nơi lợi và răng gặp nhau. Thế nhưng, lợi có thể sưng tới mức che mất một phần của răng.
1.2 Những biểu hiện khi nướu răng trong cùng bị sưng
Sưng nướu ở phía trong cùng là căn bệnh diễn ra từ từ. Khi có biểu hiện ra bên ngoài thì đồng nghĩa với việc tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Bệnh không chữa trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng, khó kiểm soát.
Bệnh sưng nướu này được chia làm nhiều cấp độ. Mỗi cấp độ sẽ tương ứng với mức độ tấn công của vi khuẩn:
– Cấp độ nhẹ: Lợi ở răng trong cùng sẽ bị sưng đỏ nhẹ. Cùng với đó, người bệnh sẽ xuất hiện cơn đau răng nhưng chưa quá nghiêm trọng.
– Cấp độ trung bình: Tình trạng này là khi vi khuẩn cùng những mảng bám tấn công vào men răng. Khoang miệng sẽ bị hôi và chân răng bị chảy máu.
– Cấp độ nặng: Khi những mảng cao răng ngày càng nhiều, lợi sẽ bắt đầu bị mưng mủ. Khoang miệng có mùi hôi sẽ biến chứng thành viêm nha chu, viêm quanh răng hay áp xe. Thậm chí, người bệnh có thể bị mất đi răng vĩnh viễn.
2. Nguyên nhân gây sưng nướu ở răng trong cùng
Sưng nướu răng ở trong cùng có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Khi phần nướu bị sưng viêm sẽ chuyển màu đỏ sẫm. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh bị khó chịu, đau nhức. Quá trình ăn uống cũng sẽ chịu không ít ảnh hưởng.
Nguyên nhân của sưng nướu răng ở trong cùng bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Đó có thể là từ tác động bên ngoài hoặc từ những yếu tố bên trong. Cụ thể:
2.1 Thực hiện vệ sinh răng miệng kém
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới nướu răng bị sưng chính là chế độ vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Khi đó, cao răng sẽ tích tụ ngày một nhiều, những mảng bám dàu hơn khiến cho vi khuẩn phát triển nhanh. Chúng sẽ tấn công liên tục khiến lợi bị sưng viêm, kích ứng, chảy máu.
2.2 Răng bị sâu
Khi răng hàm bị sâu, nhất là với răng số 7 và 8 cũng có thể dẫn tới nướu răng trong cùng sưng. Cụ thể, sâu răng gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus mutans sinh sôi. Chúng bài tiết axit hủy đi chất khoáng của cao răng. Từ đó, vi khuẩn này sẽ dễ dàng để xâm nhập, tấn công ngà răng, tủy răng với toàn bộ mô nướu.
2.3 Viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm chính là một dạng của lợi bị viêm nhiễm. Tình trạng này xảy ra khi răng khôn ở hàm trên và dưới bị sưng, viêm, mọc lệch, … Phần lợi trùm sẽ che phủ mất một phần răng khôn đang nhú. Từ đó, mỗi lần răng nhú lên sẽ khiến lợi bị kích thích, sưng đỏ và đau nhức. Tuy nói là lợi trùm nhưng vẫn sẽ tồn tại những khe nhỏ khiến cho thức ăn bám, tích tụ lại. Từ đó, vi khuẩn dễ xâm nhập, tấn công. Bên cạnh sưng nướu, tình trạng này còn gây hiện tượng bị hôi miệng và chảy mủ.
2.4 Răng khôn mọc lệch
Răng khôn khi mọc ở tuổi trưởng thành cũng là lúc cấu trúc răng đã hoàn chỉnh nên sẽ không thể có đủ không gian phát triển. Răng sẽ bị mọc lệch, mọc ngang. Khi răng khôn mọc lệch sẽ gây ra sưng nướu, chèn ép vào những răng bên cạnh kèm hiện tượng bị sưng viêm và đau nhức.
3. Sưng nướu răng có gây biến chứng nguy hiểm không?
Đối với tình trạng sưng nướu, nhiều người chủ quan đây chỉ là tình trạng bình thường và sẽ nhanh khỏi. Tuy nhiên, khi sưng nướu kèm theo triệu chứng khác như bị sốt, sưng mặt hay khó thở, … chứng tỏ tình trạng viêm đã khá nặng.
Khi sưng nướu trong cùng không được chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng. Điển hình là các tình trạng như áp xe, nhiễm trùng, viêm các mô quanh răng, … Khi tình trạng nhiễm trùng lan tới xương, các mô mềm của mặt và cổ có thể tác động, dẫn tới những bệnh lý toàn thân.
4. Lưu ý khi điều trị sưng nướu ở răng trong cùng
Để có thể điều trị sưng nướu răng hiệu quả, trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khoang miệng. Tiếp đó, tùy theo tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp:
– Nhổ răng khôn: Răng khôn sẽ được chỉ định nhổ bỏ khi mọc lệch dẫn tới sưng lợi, chèn ép răng lân cận hay sâu răng. Khi đó, nhổ răng sẽ giúp tránh được những tổn thương nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.
– Điều trị tủy răng: Phương pháp này được áp dụng với những bệnh nhân bị viêm tủy hay tủy chết. Quá trình mở tủy sẽ được tiến hành, làm sạch và tạo hình các ống tủy. Sau đó, bác sĩ sẽ bơm rửa sạch nhiễm trùng, băng thuốc rồi trám bít ống tủy.
– Nhổ răng sâu: Với những bệnh nhân bị sâu răng nặng, không còn có thể hồi phục, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng và vệ sinh khoang miệng để điều trị.
Bên cạnh điều trị nha khoa, để đạt hiệu quả và phục hồi nhanh, bệnh nhân cũng cần kết hợp chế độ chăm sóc tại nhà. Cơ bản nhất cho một chế độ chăm sóc răng miệng tốt là vệ sinh đúng cách, đều đặn, súc miệng nước muối loãng ấm, ăn uống khoa học và tránh những tác động mạnh. Nếu như đau, ta có thể tiến hành chườm lạnh khoảng 15-20 phút.
Bài viết trên đã cho ta thấy những thông tin và lưu ý khi bị sưng nướu răng trong cùng. Hy vọng mọi người đã có cho mình những thông tin cần thiết để giúp hiệu quả bảo vệ, chăm sóc răng miệng tốt hơn.