Thông thường, đa phần trường hợp niềng răng đều được chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống giúp răng dễ dàng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số trường hợp niềng răng không nhổ răng mà vẫn đảm bảo được hiệu quả chỉnh nha.
Vậy cụ thể trong quá trình niềng răng, những trường hợp nào không cần nhổ răng, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Những trường hợp nào cần phải nhổ răng khi chỉnh nha?
Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh răng, giúp răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn cung hàm bằng cách sử dụng khí cụ chuyên dụng tạo một lực vừa đủ để răng có thể xê dịch. Không chỉ giúp tái tạo thẩm mỹ cho hàm răng, cho khách hàng có một nụ cười đều đẹp, niềng răng còn khiến gương mặt bạn trở nên cân đối hơn cũng như cải thiện chức năng ăn nhai.
Tuy nhiên, để có được điều này thì cần phải có khoảng trống nhất định giữa các răng để tạo điều kiện thuận lợi cho răng di chuyển. Đó là lí do vì sao, ở một số trường hợp dưới đây, để quá trình niềng đạt kết quả tốt thì bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân phải nhổ răng:
– Răng hô, hay còn gọi răng vẩu, đây là một dạng sai lệch khớp cắn phổ biến, hàm trên có xu hướng nhô ra rất nhiều so với hàm dưới. Trong đó, sự sai lệch tương quan giữa hai hàm dễ được nhận biết bằng mắt thường, đặc biệt là khi nhìn ở góc nghiêng. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, răng hô còn khiến gương mặt của chúng trở nên mất cân đối cũng như gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Đối với những trường hợp răng hô bắt buộc phải nhổ bớt răng để tạo khoảng trống giúp răng di chuyển đồng thời ổn định khớp cắn.
– Răng móm là dạng sai lệch rất dễ nhận biết qua tình trạng hàm dưới bị đưa ra phía trước, khiến cho vùng môi dưới hay cằm thường nhô ra. Khi quan sát ở góc nghiêng thì những người bị móm thường có dạng mặt lõm, gây mất hài hòa. Lúc ngậm miệng răng hàm dưới sẽ phủ ngoài răng hàm trên. Tương tự với răng hô, trường hợp răng móm cũng cần nhổ bớt răng để tạo điều kiện thuận lợi cho những răng khác dễ dàng di chuyển.
– Răng lệch lạc là tình trạng răng mọc chen chúc, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt cũng như sai lệch khớp cắn. Biểu hiện của răng mọc lệch là một hoặc nhiều răng nằm ở các chiều nghiêng, xoay hoặc lệch hẳn so với bên ngoài, lệch bên trong hay lệch ngầm trong xương.
2. Trong quá trình chỉnh nha phải nhổ những răng nào?
Trung bình, mỗi người phải nhổ khoảng từ 1 đến 4 chiếc răng tùy vào tình trạng răng miệng. Dưới đây là một số chiếc răng thường được chỉ định nhổ bỏ:
– Răng số 4: Là răng nằm ở vị trí chính giữa cung hàm, có kích thước vừa phải, không quá nhỏ cũng không quá to nên dễ tạo khoảng trống vừa đủ. Ngoài ra, răng số 4 cũng không nắm giữ vai trò quan trọng trong ăn nhai nên nếu có nhổ bỏ thì cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
– Răng số 5: Tương tự với răng số 4, răng số 5 không gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như sự cân đối trên khuôn mặt, do đó, trong một số trường hợp niềng răng, bác sĩ sẽ cân nhắc nhổ bỏ răng số 5.
– Răng khôn hay còn gọi răng số 8: Đây là răng mọc sâu ở bên trong cung hàm, không chỉ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các răng kế cận, tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ khiến cho bệnh nhân bị sưng, đau nhức trong miệng. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm do răng khôn kéo dài nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây phá hủy xương ở vị trí xung quanh răng khôn. Do đó, ngay cả trong những trường hợp không niềng răng thì bác sĩ cũng sẽ khuyên nhổ bỏ răng khôn để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
3. Trường hợp nào niềng răng không nhổ răng?
Không phải trường hợp nào niềng răng cũng cần nhổ răng, việc quyết định nhổ răng hay không còn phụ thuộc vào tình trạng răng và xương hàm cụ thể của người niềng. Dưới đây là một số trường hợp niềng răng không nhổ răng:
3.1. Trường hợp bị thiếu răng
Với những người bị thiếu răng, khung hàm có những khoảng trống gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Việc thiếu răng có thể do bẩm sinh hoặc là hệ quả của một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy dẫn đến mất răng. Với những trường hợp này thì sẽ được thực hiện niềng răng không nhổ răng bởi răng đã có đủ khoảng để kéo khít lại với nhau.
3.2. Trường hợp răng quá thưa
Ở những trường hợp răng quá thưa, khoảng cách giữa các răng mọc xa nhau, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Với những người răng thưa cũng sẽ được áp dụng niềng răng không nhổ bởi hàm đã có đủ khoảng trống tạo điều kiện thuận lợi giúp răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn.
3.3. Trường hợp vòm răng bị cụp
Vòm răng bị cụp là hiện tượng cung răng ngắn hơn cung hàm do nguyên nhân chủ yếu là cung răng bị tụt vào bên trong. Ở những trường hợp này, việc niềng răng chủ yếu để kéo cung răng sao cho cân đối tỷ lệ với cung hàm, bên cạnh đó cung hàm đã có đủ độ rộng nên cũng không cần phải nhổ răng.
3.4. Niềng răng ở trẻ em
Trẻ em là độ tuổi mà răng và xương còn chưa phát triển hoàn thiện, do đó việc nắn chỉnh răng sẽ rất dễ dàng mà không nhất thiết phải nhổ răng.
Nếu như bạn đang lo lắng niềng răng không nhổ có hiệu quả hay không thì hoàn toàn có thể yên tâm bởi trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ thăm khám và cân nhắc phương hướng phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn. Ngoài ra, để kết luận chính xác có cần nhổ răng hay không, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để tiến hành kiểm tra và chụp X- quang răng.
Rất nhiều khách hàng tin chọn niềng răng tại khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế bởi:
– Đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành có thâm niên cao, chuyên môn giỏi trực tiếp thực hiện và theo dõi cả quá trình chỉnh nha
– Áp dụng phương pháp niềng răng đa dạng, phù hợp với sự lựa chọn của các khách hàng
– Nắn chỉnh răng bằng kỹ thuật hiện đại, tân tiến bậc nhất
– Cơ sở vật chất khang trang, bề thế, hệ thống phòng nha đạt tiêu chuẩn
– Điều dưỡng ân cần, chu đáo, hỗ trợ khách hàng mọi lúc