Bằng các phương pháp lấy cao răng sóng siêu âm, người bệnh giờ đây có thể làm sạch răng nhẹ nhàng, không lo vấn đề mòn răng, răng nhanh xỉn màu cũng như những hiện tượng tai nạn khi lấy cao răng thông thường. Hãy cùng tìm hiểu về máy sóng siêu âm lấy cao răng để an tâm tái khám, lấy cao răng định kỳ cho bản thân cũng như loại bỏ cao răng, phòng ngừa bệnh lý răng miệng.
Menu xem nhanh:
1. Cao răng và những phương pháp truyền thống khi lấy cao răng
1.1. Cao răng
Cao răng được biết đến là thủ phạm khó tiêu diệt và trong danh sách hàng đầu khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với những vấn đề như: xấu hổ vì răng có màu, hôi miệng, chảy máu chân răng, sâu răng, ê buốt, viêm nướu lợi, viêm nha chu,… Đó là tập hợp từ muối vô cơ canxi photphat cùng vụn thức ăn, vi khuẩn, nước bọt, các yếu tố môi trường khoang miệng hình thành lớp màng bám chắc quanh răng, ở vị trí trên và dưới nướu. Lớp mảng này ngày càng đậm và rõ nét, thường có màu vàng ngà, nâu đồng hoặc đen gây mất thẩm mỹ.
Việc loại bỏ cao răng là một trong những kỹ thuật nha khoa đã có từ lâu, nhằm lấy hết lớp cao răng khỏi răng (cả vị trí nhìn thấy cũng như vị trí cao răng trong nướu), từ đó giúp răng trắng sáng, không còn tích tụ vi khuẩn, phòng tránh các bệnh lý răng miệng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết, những người vệ sinh răng miệng tốt cũng hạn chế nguy cơ bị các vấn đề như viêm họng viêm amidan, viêm mũi xoang hơn những người khác. Chính vì thế, lấy cao răng từ trước đến nay luôn là bước cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
1.2. Nhiều phương pháp lấy cao răng trong nha khoa
Với vai trò và tác dụng to lớn như thế, việc lấy cao răng luôn được giới y học và nha khoa chú ý. Ngay từ ban đầu, việc sử dụng các sản phẩm làm trắng đã được đầu tư nghiên cứu. Tuy nhiên, với độ bám chắc của cao răng, hầu như không có sản phẩm lành tính, an toàn nào có thể loại bỏ cao răng. Chính vì thế, những tác động vật lý đã được hướng đến nhằm loại bỏ trực tiếp cao răng hình thành.
1.2.1. Phương pháp truyền thống
Bộ dụng cụ lấy cao răng gồm các dụng cụ như: thiết bị đo túi lợi, gương soi miệng chống sương mù, bộ cây cạo răng, kẹp gắp răng nha khoa. Các dụng cụ này nhằm có thể nhìn và tác động trực tiếp đến mọi vị trí cao răng tồn tại, và dùng lực từ nha sĩ để cạy cao răng. Các làm này được coi là có thể tác động trực tiếp vào nhiều vị trí khó của răng, nhưng vẫn có thể làm làm sạch tốt các mảng cao răng giữa hai răng. Đồng thời, lấy cao răng trực tiếp bằng tay như thế này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro: nguy cơ tai nạn cho răng lợi khi đang thực hiện, hoặc việc tạo hình răng trở nên nhám, không còn trơn mượt.
1.2.2. Thổi cát
Phương pháp thổi cát sau đó ra đời dùng lực phun cát đẩy các phân tử cao răng ra khỏi vị trí đang dính bám. Cách này cũng là một bước tiến đáng ghi nhận trong việc phát triển kỹ thuật lấy cao răng. Tuy nhiên, vẫn mang nhược điểm dễ làm bề mặt răng hỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động và gây sâu răng.
Nhiều phương pháp cạo, nạo cao tiếp theo ra đời đánh dấu những đầu tư mới trong nghiên cứu về giải pháp làm sạch cao răng. Trong đó, có cả những thiết bị cầm tay được giới thiệu giúp chúng ta có thể tự vệ sinh răng miệng và loại bỏ mảng bám nếu có kỹ thuật đúng cách.
2. Sóng siêu âm lấy cao răng hiệu quả và nhanh chóng
Sóng siêu âm là phương pháp hiện đại đang được khuyến khích sử dụng trong việc lấy cao răng. Phương pháp này sử dụng mức sóng âm tạo độ rung tác động lên bề mặt răng, làm bong tróc cao răng và các mảng bám theo vị trí mong muốn, kể cả các khu vực kẽ răng. Phương pháp sóng siêu âm lấy cao răng có nhiều ưu điểm:
– Dùng sóng âm phá vỡ liên kết mảng bám và cao răng, làm sạch hiệu quả và an toàn.
– Thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho mọi bệnh nhân và cả nha sĩ thực hiện.
– Hạn chế xâm lấn và không gây tổn thương cho nướu lợi cũng như các niêm mạc xung quanh.
– Nhẹ nhàng, dễ chịu, không gây ê buốt hay chảy máu
– Hạn chế tình trạng tái bám của mảng bám và cao răng sau khi lấy cao răng.
Chính bởi những ưu điểm vượt trội này mà hiện nay, tại các bệnh viện hàng đầu đều đang thực hiện kỹ thuật lấy cao răng bằng phương pháp sóng siêu âm. Tùy theo công nghệ sản xuất mà việc sử dụng thiết bị có thể có chút khác biệt, nhưng nhìn chung đều có có chế và thể hiện được ưu thế trong việc lấy cao răng.
3. Quy trình lấy cao răng sóng siêu âm
Quy trình lấy cao răng cơ bản tại bệnh viện được tiến hành như sau:
– Thăm khám cơ bản, kiểm tra sức khỏe răng miệng, xác nhận tình trạng răng miệng và kết luận việc lấy cao răng. Có nhiều trường hợp sẽ không phù hợp cho việc lấy cao răng. Do đó, việc thăm khám ban đầu này rất quan trọng.
– Sát khuẩn khoang miệng
– Gây tê tại chỗ cho bệnh nhân nếu cần thiết. Tuy nhiên, phương pháp sóng siêu âm được đánh giá là an toàn và nhẹ nhàng cho bệnh nhân. Vì thế, hầu như các trường hợp lấy cao răng bằng sóng siêu âm không sử dụng đến việc gây tê.
– Sử dụng máy sóng siêu âm với từng răng và ở tất cả các vị trí, dù là các vị trí khó để đảm bảo việc lấy cao răng được triệt để và sạch sẽ.
– Bơm rửa vệ sinh bề mặt răng, chân răng và rãnh lợi nhằm làm sạch và giảm sự chảy máu.
– Đánh bóng bề mặt răng và chân răng sau các thao tác vệ sinh.
Sau khi thực hiện lấy cao răng, bệnh nhân nên hạn chế ăn các đồ dầu mỡ, dính bám ở giai đoạn đầu. Đồng thời, cần tuân thủ việc vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế sự trở lại của cao răng. Bên cạnh đó, nên khám nha khoa định kỳ và lấy cao răng sóng siêu âm 6 tháng 1 lần để luôn đảm bảo vấn đề răng miệng cho bản thân.