Bạch hầu là căn bệnh nguy hiểm có thể tấn công ở cả trẻ nhỏ và người lớn, để lại các di chứng nghiêm trọng hoặc gây tử vong cho người bệnh. Bộ Y tế khuyến cáo tiêm chủng bạch hầu cho người lớn để tăng khả năng ngừa bệnh trong cộng đồng, không chỉ trẻ em mới cần ngừa bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Căn bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra các giả mạc ở hầu họng, thanh quản, mũi và tuyến hầu họng. Ngoài ra, bệnh bạch hầu có thể xuất hiện ở cả da, bộ phận sinh dục hay các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt.
Tiêm chủng bạch hầu cho cả trẻ em và người lớn là phương pháp quan trọng để ngừa bệnh. Với những trường hợp không được tiêm vắc xin bạch hầu cũng như không được điều trị kịp thời thì tỷ lệ ca bệnh tử vong tới 10%, dù đã được dùng thuốc chống huyết thanh và kháng sinh.
1.1. Đối tượng có thể mắc bạch cầu
Bạch hầu có thể bắt gặp ở mọi đối tượng trong mọi độ tuổi, nhưng chủ yếu xuất hiện ở trẻ em và người lớn không có miễn dịch bạch hầu.
1.2. Mức độ nguy hiểm
Thời kỳ ủ bệnh ngắn, từ 2-5 ngày. Bệnh có thể diễn biến nặng rất nhanh, đe dọa tính mạng. Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu có thể lên tới 20% nếu không điều trị kịp thời.
1.3. Đường lây truyền
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây bệnh bạch hầu lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn khi ho, hắt hơi của người bệnh.
1.4. Biểu hiện bệnh
Bệnh bạch hầu xuất hiện với các biểu hiện ban đầu như ho, đau họng, sốt kèm ớn lạnh, tương tự như cảm lạnh nên dễ gây nhầm lẫn. Các triệu chứng bệnh sẽ tăng dần từ nhẹ đến nặng hơn và xuất hiện các biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào vị trí gây bệnh của vi khuẩn.
Vi khuẩn bạch hầu tấn công và có thể gây ra các thể bệnh: bạch hầu mũi trước, bạch hầu họng và amidan, bạch hầu thanh quản hoặc bạch hầu ở các vị trí khác gây loét da, niêm mạc mắt, ống tai hoặc âm đạo.
1.5. Biến chứng bệnh
Vi khuẩn bạch hầu khi xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể người có thể để lại các biến chứng như:
– Viêm cơ tim: Người nhiễm vi khuẩn bạch hầu nếu không được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời có khả năng dẫn đến viêm cơ tim, rối loạn nhịp, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, có thể suy tim và thậm chí tử vong do tình trạng trụy tim mạch đột ngột.
– Viêm dây thần kinh: triệu chứng liệt khẩu cái mềm thường xuất hiện trong 3 tuần đầu, gây liệt cơ vận nhãn, liệt cơ hoành, tổn thương thần kinh ở cổ họng gây khó nuốt và yếu cơ ở cánh tay và chân. Liệt cơ hoành có thể dẫn đến hậu quả viêm phổi và suy hô hấp.
– Ngoài ra, bệnh bạch hầu cũng có thể gây ra hoại tử ống thận, thoái hóa thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận, gây suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở, gây viêm kết mạc, …
2. Người lớn có cần tiêm chủng bạch hầu?
Tiêm phòng bạch hầu cho người lớn là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh, nguy cơ chịu gánh nặng là các biến chứng nguy hiểm:
– Tiêm nhắc lại nếu tiêm phòng đầy đủ khi nhỏ tuổi nhưng đã quá 10 năm kể từ lần tiêm cuối cùng.
– Người chưa tiêm phòng hoặc chưa rõ lý lịch tiêm phòng trước đây.
– Nhân viên y tế và những người làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao.
– Người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang điều trị ức chế miễn dịch.
– Phụ nữ mang thai nếu chưa tiêm phòng trước đó để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ cũng như sức khỏe tương lai của trẻ.
– Tiêm phòng bạch hầu giúp tạo miễn dịch bền vững, ngăn ngừa biến chứng nặng như biến chứng hô hấp, thần kinh do bệnh gây ra. Vì vậy, người lớn cũng cần kiểm tra lịch sử tiêm chủng để biết mình có cần tiêm nhắc lại hay không.
3. Lịch tiêm chủng bạch hầu cho người lớn
Vắc xin bạch hầu được các Tổ chứ Y tế thế giới khuyến nghị tiêm chủng để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Các vắc xin ngừa bạch hầu hiệu quả đang được sử dụng phổ biến hiện nay, bao gồm: vắc xin 3in1 Adacel (Canada) và vắc xin 3in1 Boostrix 0,5ml (Bỉ).
Cả hai loại vắc xin này đều là vắc xin kết hợp ngừa 3 bệnh nguy hiểm bạch hầu – ho gà – uốn ván chỉ trong 1 mũi tiêm, sử dụng phòng bệnh cho cả người lớn và trẻ em. 2 vắc xin hiện đã có mặt tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để phục vụ nhu cầu chủng ngừa cho mọi đối tượng, bảo vệ sức khỏe cho mọi gia đình Việt.
3.1. Đối tượng tiêm chủng
– Vắc xin Adacel ngừa bạch cầu – ho gà – uốn ván được sử dụng cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn dưới 64 tuổi.
– Vắc xin Boostrix 0,5ml được sử dụng chủng ngừa cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn không giới hạn độ tuổi.
3.2. Đường tiêm
– Vắc xin Boostrix được chỉ định đường tiêm là tiêm bắp với liều 0,5ml. Tuyệt đối không tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. Ở người lớn và trẻ lớn, thường tiêm vào vùng cơ delta, còn trẻ nhỏ thường tiêm vào mặt trước – bên đùi.
– Với vắc xin Acadel, tiêm bắp cho mọi đối tượng (nên tiêm ở vùng cơ delta).
3.3. Lịch tiêm chủng
Số mũi tiêm tùy tình huống cụ thể.
Tiêm cơ bản cho đối tượng chưa từng tiêm vắc xin chứa thành phần bạch hầu – ho gà – uốn ván
Lịch tiêm bao gồm 3 mũi:
– Mũi 1: tiêm lần đầu tiên bất kỳ khi đủ điều kiện.
– Mũi 2: khoảng cách so với mũi 1 ít nhất là 1 tháng.
– Mũi 3: khoảng cách so với mũi 1 ít nhất là 6 tháng.
Sau đó, cứ 10 năm so với mũi tiêm trước đó thì thực hiện tiêm 1 mũi nhắc lại để đạt được hiệu quả ngừa bệnh tối đa.
*Người lớn từ 18 tuổi trở lên đã hoàn tất phác đồ 03 mũi cơ bản bạch hầu – ho gà – uốn ván:
Tiêm 1 liều nhắc lại sau 10 năm so với mũi tiêm trước đó, để củng cố miễn dịch bạch hầu. Có thể chuyển đổi giữa 2 loại vắc xin là Adacel và Boostrix ở những liều tiêm nhắc.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các bạn khuyến cáo tiêm chủng bạch hầu cho người lớn. Để được tiêm phòng an toàn và hiệu quả, ngừa bệnh bạch hầu và các gánh nặng bệnh tật tương lai do di chứng bạch cầu, tới ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn và vắc xin được bảo quản trong điều kiện chất lượng cao, bạn nhé!