Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, thường được phát hiện ở giai đoạn muộn do bệnh không có những triệu chứng rõ ràng gây nguy hiểm tới tính mạng. Hầu hết các bệnh nhân nhận ra mình có bệnh khi kích thước khối u đã phát triển lớn, di căn tới hạch và các cơ quan khác trong cơ thể. Do vậy, khám sàng lọc ung thư vòm họng đóng vai trò rất lớn trong việc điều trị và phát hiện sớm bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý ung thư vòm họng
1.1. Nguyên nhẫn dẫn tới ung thư vòm họng
Đa số các trường hợp mắc ung thư vòm họng đều bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính sau:
– Thuốc lá: Khi hút thuốc lá (chủ động) hoặc hít phải khói thuốc (bị động), sẽ có một lượng hóa chất nhỏ xâm nhập vào phổi. Đây là lý do hút thuốc lá trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Không chỉ vậy mà các bộ phận khác khi tiếp xúc với thuốc lá, bao gồm vùng cổ họng cũng dễ bị tế bào ung thư tấn công.
– Rượu: Nếu thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng thì rượu là tác nhân khiến bệnh trở lên nặng hơn. Theo nghiên cứu cho thấy uống rượu trong khi hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vùng đầu cổ so với việc chỉ uống rượu hoặc hút thuốc. Rượu giúp các hóa chất trong thuốc lá xâm nhập vào các tế bào dễ dàng, làm chậm khả năng phân hủy và loại bỏ các hóa chất độc hại của cơ thể.
– Virus u nhú ở người HPV: Virus này là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư vòm họng. Ung thư đầu cổ do HPV gây ra thường phát triển ở hầu họng, bao gồm amidan, đáy lưỡi, khẩu cái mềm và thành sau họng. Ung thư vòm họng là bệnh lý ung thư phổ biến nhất liên quan tới virus HPV.
Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác gây ra u ác tính ở vòm họng như:
– Virus Epstein-Barr
– Dinh dưỡng: Chế độ ăn ít vitamin A và E làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
– Nghề nghiệp: Một số hóa chất độc hại như amiang, bụi gỗ, khói sơn là tác nhân làm tăng nguy cơ phát triển thành các khối u ác tính. Do vậy mà những người làm việc trong ngành xây dựng, chế tác kim loại, dệt, gốm sứ, khai thác gỗ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
– Hội chứng Plummer-Vinson: Đây là một tình trạng hiếm gặp liên quan tới việc thiếu sắt, gây khó nuốt và làm tăng nguy cơ ung thư vùng cổ họng.
1.2. Triệu chứng ung thư vòm họng
Khi mắc ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường ít xuất hiện các triệu chứng. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng:
– Đau đầu ở nửa bên cùng với khối u, đau hốc mắt, tê bì mặt…
– Hạch cổ nổi ở góc hàm, kích thước lớn dần, xuất hiện cùng bên với khối u. Hạch cổ xuất hiện sớm, trước các dấu hiệu ở tai và mũi.
– Ngạt một bên mũi, tính chất nặng dần theo thời gian. Đến giai đoạn muộn, có thể thấy máu trong chất nhầy hoặc chảy máu cam thường xuyên.
– Thường xuyên ho khan, ho dai dẳng kéo dài, thậm chí đờm có dính máu.
– Tai ù một bên liên tục, có tính chất tăng dần. Lâu dần có thể dẫn tới nghe kém, viêm tai và chảy mủ dịch.
Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. Vì vậy người bệnh nên lưu ý để điều trị cảm cúm, nếu không khỏi nên thực hiện sàng lọc ung thư vòm họng sớm.
2. Những điều cần biết về sàng lọc ung thư vòm họng
2.1. Giải đáp lý do nên khám sàng lọc ung thư vòm họng sớm
Sàng lọc ung thư vòm họng là cách duy nhất để phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm giúp bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Sàng lọc ung thư vòm họng là phương pháp nhằm tìm kiếm các tế bào ung thư ở người trước khi xuất hiện triệu chứng. Cách làm này có thể giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.
Những người thuộc nhóm đối tượng mắc ung thư vòm họng cao nên tiến hành thăm khám sớm. Nên thực hiện tầm soát định kỳ 6 – 12 tháng/lần để kịp thời phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
2.2 Các phương pháp chẩn đoán bệnh trong khám sàng lọc ung thư vòm họng
Để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân các phương pháp chẩn đoán cần thiết:
– Xét nghiệm máu thông thường không thể chẩn đoán chính xác ung thư vòm họng, nhưng có thể xác định được mức độ lây lan của bệnh. Chỉ số xét nghiệm EBV hoặc SCC đóng vai trò làm chất chỉ điểm nguy cơ mắc ung thư trong cơ thể.
– Nội soi tai mũi họng gồm 2 kỹ thuật là nội soi gián tiếp và trực tiếp. Nội soi gián tiếp sử dụng gương nhỏ và đèn sáng chuyên dụng để soi vòm họng. Nội soi vòm họng trực tiếp sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera và đèn đưa qua mũi để quan sát niêm mạc mũi họng.
– Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang ngực giúp xác định tế bào ung thư vòm họng có di căn tới phổi hay không; Chụp CT giúp xác định vị trí, kích thước, hình dạng của khối u; Chụp MRI hỗ trợ xác định ung thư vòm họng có xâm lấn tới các mô mềm gần vòm họng hay không.
– Sinh thiết: Phương pháp này được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán, sàng lọc và tầm soát ung thư vòm họng.
Để có thể nhận kết quả chính xác và tư vấn cụ thể về tình trạng của bệnh, bạn nên tìm kiếm và lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín.
Hiện nay tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã triển khai gói tầm soát ung thư vòm họng với đầy đủ các danh mục thăm khám thiết yếu. Đồng thời khi tới thăm khám tại Thu Cúc TCI bạn sẽ được trải nghiệm đặc quyền như:
– Thăm khám trực tiếp với đội ngũ bác sĩ hàng đầu, với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao, luôn có sự nhiệt huyết với nghề và tận tâm với người bệnh.
– Có hệ thống máy móc công nghệ hiện đại hỗ trợ trong quá trình thăm khám giúp kiểm tra tổng quát được cơ thể và chẩn đoán được chính xác bệnh lý nguy hiểm (nếu có).
– Đội ngũ lễ tân, điều dưỡng chuyên nghiệp hướng dẫn giúp bạn có trải nghiệm thăm khám được tốt nhất.
Có thể nói rằng, khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ không chỉ giúp có thể phát hiện sớm ung thư vòm họng mà còn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy bạn nên chủ động thăm khám để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!