Khi nào chụp cộng hưởng từ tuyến vú? Chị em nên biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI 

Hoàng Long

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Tầm soát ung thư vú là điều mà nữ giới nên làm và duy trì đều đặn hàng năm. Đây là cách bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi nguy cơ tấn công của tế bào ung thư vú. Sàng lọc ung thư vú hiện nay gồm nhiều phương pháp khám chuyên sâu, trong đó có chụp cộng hưởng từ. Vậy khi nào chụp cộng hưởng từ tuyến vú?

1. Vai trò của chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư vú

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để sàng lọc ung thư vú bao gồm:

– Siêu âm vú

– Chụp nhũ ảnh

Chụp cộng hưởng từ tuyến vú

Trong đó, chụp cộng hưởng từ thường được chỉ định sau khi siêu âm, chụp nhũ ảnh phát hiện bất thường ở tuyến vú. Đây là phương pháp sàng lọc có độ chính xác cao, hỗ trợ đắc lực trong tầm soát ung thư vú sớm. Đặc biệt, với nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao thì phương pháp này càng có ý nghĩa.

Vì sao chụp cộng hưởng từ tuyến vú có vai trò quan trọng như vậy?

– Hình ảnh thu lại rõ nét và chuẩn xác nhất về hình thái và tính chất các tổn thương

– Có độ chính xác cao, tăng độ nhạy cho các tổn thương sớm từ rất nhỏ

– Có thể phát hiện được những tổn thương rất nhỏ mà kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông thường không phát hiện được.

– Không sử dụng tia bức xạ nên an toàn tuyệt đối cho phụ nữ có thai và giúp những người trẻ giảm số lần tiếp xúc với bức xạ trong suốt cuộc đời.

khi nào chụp cộng hưởng từ tuyến vú

Chụp cộng hưởng từ mri hỗ trợ rất đắc lực trong sàng lọc ung thư vú

2. Khi nào chụp cộng hưởng từ tuyến vú?

Dành cho chị em chưa biết khi nào chụp cộng hưởng từ tuyến vú thì phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp sau

– Các tổn thương nghi ngờ chỉ nhìn thấy trên phim X-quang, không thấy trên siêu âm thì bác sĩ yêu cầu bạn chụp mri. Mục đích là nhằm củng cố cho hình ảnh X-quang.

– Những trường hợp hạch nách ác tính mà khối u nguyên phát chưa biết.

– Sờ thấy khối u bất thường ở ngực nhưng kết quả chụp nhũ ảnh và siêu âm vú đều âm tính.

– Tầm soát nhóm có nguy cơ mắc ung thư vú cao khi bản thân hay gia đình mang gen BRCA1, BRCA2.

– Theo dõi sau khi điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật

– Nghi ngờ u tái phát sau khi phẫu thuật bảo tồn ung thư vú. Những thay đổi sau phẫu thuật cũng sẽ cản trở việc đánh giá tái phát ung thư vú tại vị trí cắt. Chụp cộng hưởng từ đánh giá bệnh tái phát ở những bệnh nhân mà hình ảnh thông thường gây nhầm lẫn do sẹo sau phẫu thuật.

– Nghi ngờ rò rỉ hoặc vỡ túi ngực (dành cho người từng nâng ngực trước đây).

tầm soát ung thư vú

Người có nguy cơ mắc ung thư vú cao cần phải thực hiện chụp mri

3. Chuẩn bị khi chụp cộng hưởng từ tuyến vú

3.1. Thời điểm thực hiện

Tùy vào lịch trình cá nhân mà bạn có thể sắp xếp thời gian thăm khám hợp lý. Vì buổi khám sàng lọc ung thư vú thường diễn ra từ nửa ngày đến một ngày nên cần tốt hơn hết bạn hãy dành ra một ngày để thực hiện. Lý tưởng nhất nên đến cơ sở y tế kiểm tra từ sáng, vì trong quy trình có xét nghiệm máu cần nhịn ăn ít nhất từ 6-8 giờ.

Nếu thực hiện vào khung thời gian muộn hơn thì rất có thể bạn sẽ phải thực hiện các danh mục còn lại vào ngày hôm sau. Để tránh tình trạng mất thời gian, ảnh hưởng đến lịch trình cá nhân thì kiểm tra ngay từ buổi sáng là tuyệt vời nhất.

3.2. Các thông tin cần thiết báo cho bác sĩ

Bên cạnh lưu ý về khi nào chụp cộng hưởng từ tuyến vú, bạn cũng cần chuẩn bị cả những thông tin cần báo cho bác sĩ trước khi thực hiện. Bao gồm

– Thông tin về tiền sử dị ứng của bản thân nếu có.

– Thông tin về bệnh thận nếu bản thân mắc phải. Vì với trường hợp cần tiêm thuốc cản từ có thể gây biến chứng đối với người bị bệnh thận. Do đó, bạn hãy nói với bác sĩ sớm về vấn đề này.

– Thông báo với bác sĩ nếu đang mang thai trong 3 tháng đầu hoặc cho con bú.

sàng lọc ung thư vú như nào

Nên thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý trước khi thực hiện

3.3. Không mang đồ kim loại trên người

Để đảm bảo an toàn, trước khi bước vào phòng chụp cộng hưởng từ thì bạn cần tháo bỏ kim loại ra khỏi người. Bao gồm:

– Trang sức, phụ kiện: hoa tai, vòng cổ, vòng tay, kẹp tóc…

– Đồng hồ

– Kính mắt

– Điện thoại

– Máy trợ thính

– Tóc giả

3.4. Một số thứ khác

Ngoài những điều trên thì bạn nên chuẩn bị một vài điều sau:

– Hoàn toàn có thể ăn nhẹ trước khi chụp cộng hưởng từ

– Có giấy yêu cầu chụp của bác sĩ hoặc hồ sơ bệnh án đầy đủ

– Điền đầy đủ vào phiếu bệnh sử cá nhân liên quan đến bệnh lý tuyến vú

4. Đối tượng không được chỉ định thực hiện

Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau sẽ không được chỉ định thực hiện chụp mri tuyến vú:

– Trong cơ thể đang mang các thiết bị điện tử như: máy điều hoà nhịp tim, máy chống rung, cấy ghép ốc tai, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da,…

– Các kẹp phẫu thuật kim loại nội sọ, hốc mắt, mạch máu dưới 6 tháng.

– Người bệnh cần có thiết bị hồi sức cạnh người.

– Trong người có kẹp phẫu thuật kim loại trên 6 tháng.

– Người mắc chứng sợ trong không gian kín.

– Ngực quá lớn.

– Suy thận.

chụp cộng hưởng từ có nguy hiểm không

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu chống chỉ định thực hiện

Có thể thấy, nữ giới cần chủ động tầm soát ung thư vú từ sớm để bảo vệ chính bản thân mình. Nếu bạn chưa biết tới đâu khám ở Hà Nội thì có thể ghé qua Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Thu Cúc TCI xây dựng gói tầm soát ung thư vú gồm đầy đủ danh mục kiểm tra chuyên sâu, qua đó đánh giá cũng như phát hiện sớm dấu hiệu bất thường ở tuyến vú. Với kết quả gặp phải, bạn an tâm khi nhận phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa rủi ro trong tương lai.

Trên đây là thông tin gửi tới bạn về vấn đề khi nào chụp cộng hưởng từ tuyến vú. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm kiến thức bổ ích về phương pháp chẩn đoán hiện đại này nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital