Nóng gan là triệu chứng không quá nguy hiểm nhưng nếu không chủ động điều trị kịp thời, bệnh tiến triển lâu dài có thể dẫn đến biến chứng suy gan, xơ gan… thậm chí là ung thư gan. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên khám và điều trị nóng gan ngay khi có dấu hiệu bệnh.
Menu xem nhanh:
NÓNG GAN LÀ GÌ?
Nóng gan xảy ra khi cơ thể dung nạp quá nhiều rượu bia, chất kích thích, thực phẩm béo, ngọt, độc tố từ một số loại thuốc chữa bệnh,…
Việc gan phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể khiến gan dễ bị tổn thương, suy giảm chức năng gan và gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nhọt, mề đay trên da…
- Triệu chứng cảnh báo bệnh nóng gan
NHỮNG TRIỆU CHỨNG BÁO HIỆU GAN NÓNG
Những triệu chứng hay gặp của bệnh nóng gan là: Vàng da và vàng lòng trắng mắt, buồn nôn, nôn ói, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, mụn nhọt, sụt cân, chướng bụng, rối loạn đông máu…
NGUYÊN NHÂN GÂY NÓNG GAN
Nguyên nhân gây nóng gan gồm có nguyên nhân bên trong và bên ngoài.
– Nguyên nhân bên trong là do chức năng của các tạng phủ quá yếu, không thể thải hết các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn. Gan, thận suy yếu khiến chức năng thanh lọc của gan không đủ sức giải hết độc tố. Do đó, chất độc bị tích tụ lại trong cơ thể, tạo môi trường thuận lợi cho mụn nhọt, mẩn ngứa phát sinh.
-Nguyên nhân bên ngoài gây nóng gan bao gồm: Sử dụng nhiều loại thuốc tây; thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, khiến gan bị nóng, men gan tăng, thậm chí suy gan, suy thận…; chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hay các thực phẩm có quá nhiều năng lượng; làm việc trong môi trường ô nhiễm, thời tiết nóng bức khiến các tế bào hô hấp mạnh hơn và sinh nhiệt trong người…
- Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nóng gan
GAN NÓNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Bệnh nóng gan thường không quá nguy hiểm nhưng nếu không chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh có thể tiến triển thành các dạng nguy hiểm như suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NÓNG GAN
Lời khuyên của các bác sĩ là khi có hiện tượng gan nóng cần đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Căn cứ trên kết quả khám, các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân.
Khi bị nóng gan, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà không có kê đơn, không tự ý ngừng hoặc tăng liều lượng thuốc.
Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nóng gan cần thay đổi lối sống. Nên xây dựng lại chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen ăn uống theo hướng khoa học, lành mạnh hơn,
CÁCH PHÒNG NGỪA NÓNG GAN
-Người bệnh gan nóng nên ăn những chất đạm có nguồn gốc từ ngũ cốc, rau quả và một phần nhỏ từ cá, thịt, trứng, sữa.
– Nên giảm lượng chất béo ăn vào chứ không cần ăn kiêng hoàn toàn.
-Nên ăn những loại chất béo lành mạnh như lòng đỏ trứng gà, đậu mè, cá, sữa bò, chế biến theo phương pháp ít dầu mỡ như hấp, luộc, kho.
-Người bị nóng gan cũng nên ăn trên 400g rau củ/ngày để gan có đủ sức chống lại các bệnh nguy hiểm.
-Uống nhiều nước để kích thích hoạt động thanh lọc của cơ thể.
-Bệnh nhân nóng gan cũng nên tránh những thức uống có cồn, thực phẩm ôi thiu, nhiễm hóa chất, thuốc lá, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa chất bảo quản, phẩm màu, chất phụ gia, đồ uống có gas…
KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NÓNG GAN TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
- Khám và điều trị bệnh nóng gan càng sớm càng tốt
Chuyên khoa Gan mật Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang khám và điều trị tất cả các bệnh lý liên quan đến gan mật, trong đó có bệnh nóng gan. Khám và điều trị nóng gan tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh được các bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và chữa trị. Người bệnh có cơ hội khám giáo sư gan mật với chi phí ưu đãi. Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại giúp việc khám và chẩn đoán bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Quy trình đăng ký khám nhanh gọn. Bệnh nhân có thể đặt lịch khám qua hệ thống tổng đài của bệnh viện để chủ động thời gian. Đội ngũ nhân viên, lễ tân của bệnh viện luôn sẵn sàng tiếp đón, chỉ dẫn và giải đáp mọi thắc mắc của người bệnh.