Ung thư vú là một bệnh lý ác tính với tốc độ phát triển và di căn nhanh chóng. Vì vậy, việc sàng lọc định kỳ và phát hiện sớm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị. Vậy việc khám tầm soát ung thư vú quan trọng như thế nào? Có những phương pháp nào được sử dụng để tầm soát bệnh? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Đừng chủ quan với căn bệnh ung thư vú
Ung thư vú là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến hàng đầu, thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Bên cạnh đó, mặc dù hiếm gặp, ung thư vú cũng có thể xuất hiện ở nam giới.
Bệnh phát triển từ các tế bào ác tính, xuất phát từ thành ống dẫn sữa hoặc tiểu thùy trong tuyến vú. Nếu được phát hiện sớm, khả năng điều trị dứt điểm rất cao. Ngược lại, khi ung thư tiến triển và di căn, khả năng chữa khỏi giảm mạnh, đồng thời nguy cơ tử vong tăng cao.
Do diễn biến âm thầm và ít triệu chứng ở giai đoạn đầu, đa số bệnh nhân được chẩn đoán khi ung thư đã lan sang các mô xung quanh, được gọi là ung thư vú xâm lấn. Ung thư vú xâm lấn có thể được phân loại thành nhóm đã xâm lấn mạch máu, hạch bạch huyết và nhóm chưa xâm lấn.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú khi tế bào ung thư vẫn còn nằm trong ống dẫn sữa hoặc tiểu thùy, gọi là ung thư tại chỗ. Loại này chưa có tế bào nào thoát khỏi vị trí ban đầu. Ung thư ống tuyến vú tại chỗ là dạng phổ biến nhất của ung thư vú không xâm lấn, dễ điều trị hơn và có tiên lượng sống tốt hơn so với ung thư vú xâm lấn.
2. Tại sao khám tầm soát ung thư vú lại là việc làm cần thiết với nữ giới?
Khám sàng lọc ung thư vú là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe và phát hiện bệnh sớm, mang lại nhiều lợi ích đáng kể bởi:
– Ung thư vú thường diễn biến âm thầm và không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến nhiều người bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm. Tầm soát định kỳ giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường khi bệnh còn ở giai đoạn khởi phát, từ đó nâng cao tỷ lệ điều trị thành công và giảm nguy cơ biến chứng.
– Tầm soát ung thư vú giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như di truyền, béo phì hoặc tiền sử gia đình.
– Khám tầm soát còn mang lại sự yên tâm tinh thần, giúp bạn chủ động trong việc duy trì lối sống lành mạnh.
Với sự tiến bộ của y học hiện đại, các phương pháp thăm khám ngày càng chính xác và an toàn, mang đến kết quả tin cậy. Vì vậy, đừng chờ đợi dấu hiệu bất thường mà hãy chủ động tầm soát định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân yêu.
2. Giới thiệu một số phương pháp khám sàng lọc ung thư vú
2.1. Xét nghiệm máu trong khám tầm soát ung thư vú
Để đánh giá nguy cơ mắc ung thư vú, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm máu nhằm đo nồng độ chỉ số CA 15 – 3 (một marker ung thư vú).
Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nồng độ CA 15 – 3 thường dưới 30 U/ml. Nếu kết quả vượt ngưỡng này, nguy cơ ung thư vú cần được xem xét. Đặc biệt, nếu chỉ số CA 15-3 tăng cao đáng kể, có thể là dấu hiệu ung thư đã di căn.
Tuy nhiên, vì chỉ số này có thể dao động tùy theo giai đoạn bệnh, kết quả xét nghiệm máu chỉ mang tính hỗ trợ. Để đưa ra chẩn đoán chính xác, cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
2.2. Chụp nhũ ảnh trong khám tầm soát ung thư vú
Phương pháp chụp nhũ ảnh được đánh giá là hiệu quả nhất trong việc sàng lọc ung thư vú. Đây là một kỹ thuật chụp X – quang chuyên biệt dành cho tuyến vú, sử dụng lượng phóng xạ rất nhỏ, không gây hại đến sức khỏe. Trên hình ảnh chụp nhũ ảnh, một khối u ác tính thường có các đặc điểm như bờ không đều, cấu trúc biến dạng, và tăng độ cản quang. Dựa vào các hình ảnh này, bác sĩ có thể phát hiện dấu hiệu ung thư hoặc các bất thường khác ở tuyến vú.
Quy trình chụp nhũ ảnh bắt đầu với việc đặt vú lên một bệ đỡ, sau đó tấm ép của máy X – quang sẽ nhẹ nhàng áp xuống để dàn mỏng tuyến vú, giúp tạo ra hình ảnh rõ nét nhất. Mặc dù áp lực này có thể gây khó chịu, nhưng quá trình chụp chỉ kéo dài 1 – 2 phút, và toàn bộ quy trình thăm khám thường không quá 20 phút. Để giảm cảm giác khó chịu, bạn nên sắp xếp thực hiện sau kỳ kinh nguyệt, khi ngực ít nhạy cảm hơn.
2.3. Chụp MRI vú
MRI (chụp cộng hưởng từ) là phương pháp sử dụng từ trường mạnh, sóng radio và máy tính nhằm tạo nên các hình ảnh chi tiết về cấu trúc ở bên trong của cơ thể. Đặc biệt, MRI tuyến vú được áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá mức độ ung thư và sàng lọc ung thư vú ở phụ nữ có nguy cơ cao.
Phương pháp MRI vú được đánh giá an toàn vì không sử dụng bức xạ, do đó không gây phơi nhiễm. Nhìn chung, MRI vú thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp như nhũ ảnh hoặc siêu âm để tăng hiệu quả chẩn đoán, nhưng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của nhũ ảnh.
2.4. Sinh thiết
Sinh thiết là một kỹ thuật quan trọng trong chẩn đoán ung thư, được thực hiện bằng cách lấy mẫu mô nghi ngờ từ cơ thể để quan sát dưới kính hiển vi, qua đó xác định bản chất của tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng kim để lấy mẫu từ khối u hoặc thực hiện tiểu phẫu trong một số trường hợp để thu được mẫu mô cần thiết.
Để chủ động phòng ngừa ung thư vú và phát hiện sớm, bạn nên lựa chọn thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, nơi đảm bảo chất lượng dịch vụ và giúp duy trì sức khỏe ổn định. Trong số các đơn vị cung cấp gói khám tầm soát phát hiện sớm ung thư vú, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI được nhiều chị em tin tưởng nhờ những ưu điểm nổi bật như:
– Gói khám khoa học, đầy đủ danh mục thiết yếu, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.
– Trang thiết bị hiện đại, không gian thăm khám rộng rãi, khang trang, mang lại trải nghiệm thoải mái cho khách hàng.
– Đội ngũ bác sĩ hàng đầu, giàu kinh nghiệm, trực tiếp thăm khám và tư vấn.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về quy trình tầm soát ung thư vú. Hãy chủ động thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn!