Trẻ sinh non thiếu tháng thường dễ nhiễm bệnh, trong đó có các bệnh về mắt. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, có khoảng 80% trẻ sinh non cân nặng dưới 1,2 kg có nguy cơ mắc bệnh lý võng mạc mắt. Do đó, để đề phòng và chữa trị kịp thời các bệnh lý, cần thực hiện khám mắt cho trẻ sinh non càng sớm càng tốt.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh võng mạc ở những trẻ em bị sinh non
1.1. Thế nào là sinh non?
Thông thường, thai kỳ của phụ nữ kéo dài từ 38 đến 42 tuần, và hầu hết sẽ sinh con ở tuần thứ 40 của thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ sẽ chuyển dạ sớm hơn và sinh con ở tuần thứ 35 đến 37 của thai kỳ.
Có thể phân chia mức độ sinh non thành:
– Sinh non trước 28 tuần: Trẻ sinh cực non.
– Sinh non từ 28 đến 32 tuần: Trẻ sinh rất non.
– Sinh non từ 32 đến 36 tuần: Trẻ sinh non muộn.
Trẻ sinh non có những dấu hiệu phổ biến như: cân nặng nhẹ (thường dưới 2,5kg), phổi hoạt động yếu, dễ suy hô hấp và tử vong; não, mắt, tai… chưa hoàn thiện chức năng đầy đủ. Có nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra ở trẻ sinh non mà thường không có triệu chứng.
1.2. Khái niệm bệnh võng mạc
Bệnh thương tổn võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) là một tình trạng bệnh lí trong mắt xảy ra do sự phát triển bất thường của mạch máu trong võng mạc.
ROP thường xảy ra ở trẻ sinh trước tuần thứ 31 của thai kỳ và có cân nặng dưới 1,5 kg. Các trẻ sinh non nhỏ hơn có nguy cơ cao mắc ROP. Tình trạng này thường ảnh hưởng cả hai mắt và là nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy giảm thị lực và mù lòa lâu dài ở trẻ.
ROP được chia thành 5 giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Mạch máu bất thường tăng trưởng nhẹ;
Giai đoạn II: Mạch máu bất thường tăng trưởng trung bình;
Giai đoạn III: Mạch máu bất thường tăng trưởng nặng;
Giai đoạn IV: Mạch máu bất thường tăng trưởng nặng và võng mạc bị bong một phần;
Giai đoạn V: Võng mạc bị bong toàn bộ.
ROP ở trẻ sinh non được chia thành hai loại: bệnh nhẹ có khả năng tự phục hồi và bệnh nặng cần điều trị. Phần lớn các trường hợp ROP ở trẻ sinh non thuộc loại nhẹ (khoảng 90%), bệnh có thể tự điều chỉnh và không gây ảnh hưởng lâu dài. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ và theo dõi thường xuyên để phòng tránh các biến chứng tiềm ẩn như bong võng mạc trễ, cận thị, tăng áp lực trong mắt và lé. Do đó, việc theo dõi lâu dài tại một bệnh viện chuyên khoa mắt nhi là cần thiết để phát hiện và can thiệp kịp thời.
ROP ở dạng nặng cần điều trị ngay lập tức, nếu không sẽ gây suy giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn ở nhiều trường hợp.
1.3. Liệu có phải tất cả trẻ sinh non đều bị ROP?
Không phải tất cả nhưng trẻ bị sinh non đều mắc bệnh ROP. ROP sẽ xuất hiện sau một thời gian sau sinh nếu mạch máu trong võng mạc phát triển bất thường.
Tỷ lệ trẻ bị ROP trong số trẻ sinh non là khoảng 10%. Thời gian xuất hiện ROP thường là sau 3-4 tuần kể từ khi sinh, tùy thuộc vào tuổi thai và cân nặng lúc sinh của từng bé.
Hiện nay, với sự tiến bộ của các phương pháp điều trị hồi sức sơ sinh, ngược lại với việc giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non và cực non, tỷ lệ mắc ROP đang tăng lên.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cân nặng và tuổi thai lúc sinh thấp là hai yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác có tác động đến bệnh lý như sử dụng oxy, chủng tộc, dinh dưỡng, nhiễm trùng, thiếu máu,…
2. Những trường hợp trẻ sinh non nào nên đi khám mắt
Đa số trẻ sinh non bị ROP chỉ được đưa đi khám khi bệnh đã ở mức độ nặng. Một số gia đình, do mong muốn khôi phục thị lực cho con, đã gom góp tất cả tiền bạc để đưa trẻ điều trị ở nước ngoài, nhưng kết quả lại rất hạn chế. Khi dây thần kinh trong võng mạc đã teo do tổn thương tế bào quá nhiều, thậm chí sau khi phẫu thuật ở nước ngoài với các phương tiện hiện đại, trẻ vẫn không có cơ hội nhìn thấy ánh sáng.
Tỷ lệ mắc ROP theo tuổi thai là 83% đối với thai dưới 28 tuần và 30% đối với thai trên 31 tuần. Theo cân nặng, tỷ lệ mắc là 90% đối với trẻ sinh ra chỉ nặng dưới 750 gram và 47% đối với trẻ nặng từ 1000-1250 gram.
Do đó, các bác sĩ khuyến nghị rằng cần thực hiện khám ROP đối với tất cả những trẻ có các yếu tố sau:
– Cân nặng lúc sinh từ 1.500g đến 2.000g nhưng đã trải qua ngạt khi sinh, được nuôi trong lồng ấp, thở oxy kéo dài, hoặc có các vấn đề sức khỏe khác và bác sĩ chỉ định khám mắt.
– Cân nặng lúc sinh từ 1.500g đến 2.000g và là trường hợp đa thai (sinh đôi, sinh ba…).
– Trẻ sinh non với cân nặng nhẹ hoặc tuổi thai nhỏ càng có nguy cơ cao mắc ROP.
– Kể cả những trẻ có cân năng cao hay tuổi thai nhiều hơn vẫn có các yếu tố nguy cơ như: thiếu máu, suy hô hấp, nhiễm trùng… cũng cần phải cho đi khám mắt.
Khám ROP nên được thực hiện vào tuần thứ 3 hoặc tuần thứ 4 sau khi sinh, đây là thời điểm thích hợp để sàng lọc ROP ở trẻ sinh non.
Phòng tránh bệnh ROP hiệu quả là thai phụ cần duy trì quản lý thai nghén tốt để hạn chế sinh non. Khi trẻ đã sinh non, cha mẹ cần tuân thủ chế độ kiểm tra mắt cho trẻ, không được chủ quan dựa vào ngoại hình mắt bé có vẻ bình thường. Trong nhiều trường hợp, dù trẻ đã phẫu thuật, tình trạng xơ vẫn tiếp tục gia tăng, gây co kéo và bong võng mạc, do đó cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
3. Cần lưu ý khi đưa trẻ sinh non đi khám mắt
Đăng ký trước ngày khám: Trước khi tiến hành khám mắt, cần đăng ký và sắp xếp lịch hẹn trước để đảm bảo phù hợp với lịch trình hoạt động của trẻ và thuận tiện cho việc theo dõi của bác sĩ. Việc này là cần thiết vì trước khi khám, cần nhỏ thuốc giãn đồng tử để có thể quan sát toàn bộ võng mạc.
Nhịn bú ít nhất 1 giờ trước khi khám: Trước khi thực hiện khám mắt, trẻ thường khóc. Vì vậy, để tránh nguy cơ sặc sữa gây nguy hiểm, trẻ cần được nhịn bú ít nhất 1 giờ trước khi bác sĩ bắt đầu nhỏ thuốc giãn đồng tử.
Trên đây là giải đáp từ Thu Cúc TCI về quá trình khám mắt cho trẻ sinh non. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp những bậc cha mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho con yêu của mình.